Là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 đang học tập tại các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông nhiều cấp học. Học sinh là đối tượng cần sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường, thông thường học sinh được tạo điều kiện đi học gần nhà, học sinh dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội. Vì vậy, học sinh rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục...từ gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội.
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên. Đề tài luận văn tập trung vào học sinh trung học phổ thông ở nhóm tuổi 15-18 (đang học ở các trường THPT).
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.
Đặc điểm tâm sinh lý nổi bật
Đặc điểm cơ thể: Nhìn chung, đây là lứa tuổi có cơ thể phát triển cân đối, đa số các em có thể đạt được những khả năng, thành tích vẻ đẹp về cơ thể như người lớn.
Yếu tố gia đình: Đối với cha mẹ, do có sự khác biệt về trình độ, tuổi tác nên giữa cha mẹ và các em có những khoảng cách nhất định, thường thanh niên không thích sự bảo bọc phiền toái nhưng rất cần sự nâng đỡ về mặt tinh thần.
Yếu tố nhà trường: Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Nội dung môn học có ý nghĩa hình thành thế giới quan và nhân sinh quan rõ nét; Phương pháp giảng dạy của giáo viên làm học sinh phải làm nhiều việc hơn; Việc học tập gắn liền với chọn nghề; Trong các hoạt động khác, học sinh tự lập nhiều hơn, năng lực tổ chức và tính kỷ luật của các em được phát triển; Nhóm bạn cùng lớp có ảnh hưởng rất lớn đối với các em.
Yếu tố xã hội: Thanh niên có nhiều trách nhiệm và quyền lợi hơn so với thiếu niên. Tuy nhiên, các em vẫn phụ thuộc người lớn về vật chất và người lớn vừa xem các em là trẻ em – người lớn. Vì vậy, người lớn một mặt phải tôn trọng các em, mặt khác phải hướng dẫn, dạy dỗ các em.
Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
Hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động học tập và hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo của học sinh ở lứa tuổi này. Hoạt động học tập của các em có những đặc điểm khác biệt cơ bản so với học sinh THCS.
- Nội dung hoạt động học tập của các em nhiều hơn, khó hơn, phức tạp hơn, đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các môn khoa học. Hoạt động học tập đòi hỏi tính năng động, tính độc lập của các em ở mức độ cao hơn và trình độ tư duy lý luận phát triển mới có thể nắm vững bản chất các khái niệm khoa học.
- Động cơ học tập của các em hình thành một cách rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức tạp và phát triển gắn liền với động cơ lựa chọn nghề nghiệp. Hệ thống động cơ học tập đã được phát triển hoàn thiện và bền vững hơn trước; Các loại động cơ học tập như động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ quan hệ xã hội...trong đó ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức.
- Thái độ học tập: Các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, các em tích cực, tự giác hơn trong học tập, các em lựa chọn môn học gắn với sự lựa chọn nghề nghiệp thì tập trung nhất!
- Hứng thú học tập của các em mang tính chất rộng, sâu và bền vững hơn học sinh THCS. Ở lứa tuổi này, hứng thú học tập đã ổn định dần hướng vào việc chọn nghề của các em sau này.
Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT:
- Tri giác: Đã đạt tới mức cao, giúp các em có khả năng quan sát có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn.
- Trí nhớ: Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, đồng thời vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa tăng lên rõ rệt.
- Chú ý: Năng lực chú ý chủ định cũng phát triển, đặc biệt khả năng phân phối chú ý của các em tương đối tốt.
- Tư duy: Trong giai đoạn này, tư duy trừu tượng phát triển mạnh trong hoạt động trí tuệ. Tính phê phán và tính sáng tạo trong tư duy ngày càng phát triển.
- Tưởng tượng: phát triển mạnh mẽ, phong phú và mang tính tích cực. Tưởng tượng phong phú là cơ sở để các em sáng tạo và xây dựng ước mơ, lý tưởng của mình.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phát triển mạnh và gắn liền với sự phát triển của tư duy. Ngôn ngữ các em giàu trí tưởng tượng, điều này thể hiện rõ ở khả năng sáng tác văn thơ. Các em dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa, tình cảm một cách hay nhất.
Sự phát triển nhân cách của học sinh THPT
- Sự phát triển tự ý thức: Đây là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này.
+ Khả năng tự nhận thức về bản thân: Các em nhận thức một cách tỉ mỉ, đan xen những cảm xúc lo âu...
+ Khả năng tự đánh giá bản thân: Biết so sánh kết quả đạt được so với mức độ kỳ vọng để tự đánh giá, biết so sánh mình với người khác, biết đối chiếu ý kiến
của những người xung quanh về bản thân và biết dựa vào chuẩn mực xã hội để tự đánh giá mình về mọi mặt...
+ Khả năng tỏ thái độ với bản thân: Các em khao khát muốn tìm hiểu mình và trên cơ sở nhận thức đó biểu hiện thái độ đối với bản thân...
+ Khả năng tự giáo dục: Phần lớn các em đã tiến hành tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách bản thân, các em nghiêm khắc với bản thân hơn trước, các em biết lập chương trình và kế hoạch rèn luyện, có ý chí, có nghị lực khá cao trong tự rèn luyện...
- Sự hình thành thế giới quan: Đối với các em, quan điểm về thế giới có một ý nghĩa lớn, nó gắn liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của các em trong tương lai...rất nhiều em quan tâm suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, và đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Sống để làm gì? Sống phải như thế nào?...
-Giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh THPT: + Giao tiếp trong nhóm bạn và tập thể;
+ Đời sống tình cảm: tình bạn; tình yêu;
+ Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp.
Tóm lại, lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời của con người. Đây là thời kỳ kết thúc căn bản cả một quá trình trưởng thành và phát triển cả về sinh lý cũng như tâm lý. Đây là thời kỳ phát triển cân đối, hài hòa, đẹp đẽ của con người, là thời kỳ mà năng lực trí tuệ, thế giới quan và toàn bộ nhân cách có sự biến đổi lớn về chất lượng làm cho các em có đủ khả năng để trưởng thành và sẵn sàng bước vào đời.
Khó khăn tâm lý của học sinh THPT
Có nhiều cách phân loại các khó khăn tâm lý của học sinh. Trong khuôn khổ của luận văn này, người nghiên cứu lựa chọn cách phân loại khó khăn tâm lý cũng như các tiêu chí để phân loại khó khăn tâm lý của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng.
- Có hai tiêu chí để phân loại khó khăn tâm lý là: theo tính chất của khó khăn tâm lý và dựa vào lứa tuổi/ bậc học.
- Dựa trên những tiêu chí phân loại khó khăn tâm lý, tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng đưa ra 4 nhóm khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông thường gặp là:
● Nhóm khó khăn từ chính bản thân: khó khăn trong giao tiếp, mặc cảm tự ti về bản thân, đánh giá thấp bản thân, cảm thấy buồn rầu…
● Nhóm khó khăn tâm lý trong học tập: khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong việc ghi nhớ, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học…
● Nhóm khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…
● Nhóm khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Từ cách phân loại các nhóm khó khăn trên, người nghiên cứu xây dựng nội dung các nhóm khó khăn cụ thể:
Nhóm khó khăn liên quan đến sự phát triển thể chất
Khó khăn về sự hiểu biết những thay đổi của cơ thể
Khó khăn về những thay đổi của cơ thể mà bản thân không kiểm soát được Khó khăn về những cảm nhận trước sự thay đổi của cơ thể
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)
Đối với học sinh trung học phổ thông, hình ảnh bản thân là yếu tố quan trọng và việc xây dựng hình ảnh bản thân cũng khó khăn và phức tạp. Các em quan tâm
và lo lắng đến hình ảnh thân thể, đến những biến đổi nhanh chóng và thất thường của cơ thể do yếu tố dậy thì tạo ra. Lo sợ hình ảnh bản thân xấu đi trong mắt người khác, nhất là bạn bè, đôi khi chỉ vì các đặc điểm bên ngoài như mụn trên gương mặt, hình dáng (béo hoặc gầy), quá thấp hoặc quá cao, cơ thể không cân đối v.v.. cũng có thể trở thành nguyên nhân làm xuất hiện tâm lí lo âu, bi quan, căng thẳng quá mức ở các em. Những băn khoăn, lo lắng về cơ thể nếu không được tháo gỡ có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh bản thân của học sinh trung học phổ thông như: quá chú trọng đến vẻ ngoài mà coi nhẹ các phẩm chất, năng lực của bản thân dẫn đến việc xây dựng hình ảnh bản thân không thống nhất với những đặc điểm tính cách và tâm lí bên trong con người các em, thậm chí lệch lạc so với các chuẩn mực xã hội.
Khó khăn trong học tập
Nhóm khó khăn khi không xác định được phương hướng trong học tập Khó khăn trong tiếp thu nội dung bài học
Khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập hiệu quả
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường
phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học.
Mặt khác,ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em.
Do tính chất học tập là học tri thức khoa học, đòi hỏi phải có phương pháp và phong cách học phù hợp. Tuy nhiên, chuyển từ cấp trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông, học sinh chưa xác định được phương pháp cũng như chưa định hình được phong cách học tập cho riêng mình. Không ít học sinh tích cực tìm kiếm, thử nghiệm các phương pháp học nhưng vẫn chưa xác định được phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh của mình, dẫn đến sự lo lắng, chán nản của nhiều học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả học tập.
- Khó khăn trong giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập và sự ngộ nhận về khả năng của mình. Nếu những khó khăn nêu trên thuộc về chính bản thân hoạt động học tập của học sinh thì khó khăn này thuộc về yếu tố xã hội và tâm lí cá nhân nằm ngoài hoạt động học tập. Ở đây có hai khía cạnh:
- Nhiều học sinh ngộ nhận về khả năng học tập của mình do thành tích học tập tốt ở cấp trung học cơ sở, nhưng trong thực tiễn các em lại có kết quả không như kì vọng ở cấp trung học phổ thông. Điều này dẫn đến tâm lí thất vọng, mặc cảm, hoài nghi về năng lực học tập của bản thân.
- Sự kì vọng quá mức của gia đình, nhà trường đối với kết quả học tập của học sinh có thể dẫn đến tâm lí bất an, lo lắng, căng thẳng trong học tập của học sinh trung học phổ thông. Những áp lực đó hoàn toàn không mang lại lợi ích cho sự phát