Bảng 3.3. Đánh giá khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT
STT Khó khăn ĐTB ĐLC
1 Khó khăn khi giao tiếp với thầy cô, bạn cùng lớp/trường
2.81 0.73
2 Khó khăn khi bày tỏ quan điểm trước đám đông 3.11 0.77
3 Khó khăn khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp 2.82 0.75
Trung bình 2.91 0,75
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy nhóm khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội được học sinh đánh giá với ĐTB = 2.91 và ĐLC = 0.75 tương ứng với mức khó khăn trong thang đánh giá. Đa phần những mâu thuẫn, khó khăn trong giao tiếp đã được học sinh giải quyết ở lứa tuổi THCS nên các em ít gặp khó khăn
hoặc dễ vượt qua những khó khăn trong giao tiếp ở lứa tuổi này. Tuy nhiên đôi khi các em vẫn cần sự hỗ trợ của người lớn để ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội vì thiếu trải nghiệm xã hội hoặc vốn từ để giao tiếp với các lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt nổi bật trong nhóm khó khăn liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT là khó khăn khi bày tỏ quan điểm trước đám đông. Khi được hỏi “Em gặp khó khăn gì trên lớp”, học sinh L.T.M.T, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Có nhiều khi thầy cô đặt câu hỏi, em biết câu trả lời
nhưng ngại nói vì ngại lỡ mình nói sai hoặc các bạn sẽ cho rằng mình khoe kiến thức… với lại em cũng không giỏi trong việc diễn đạt”.
Để hỗ trợ các em giải quyết các khó khăn trên chuyên viên tham vấn tâm lý cần chú trọng đến việc xây dựng sự tự tin cho các em cũng như tạo điều kiện để các em trải nghiệm các tình huống xã hội trong môi trường an toàn.