Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

1.2.1.1. Lịch học và chương trình học

Theo khung kế hoạch thời gian năm học của học sinh THPT năm học 2021- 2022 các trường phải đảm bảo có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ 1 có ít nhất 18 tuần, học kỳ 2 có ít nhất 17 tuần). Theo phân phối chương trình có trung bình từ 24 đến 29 tiết học trên 1 tuần. Có từ 5 đến 7 tiết trên một ngày. Thời gian học từ Thứ 2 đến Thứ 6. Buổi sáng từ 7h00 đến 11h20. Buổi chiều từ: 13h00-16h55. Cứ sau mỗi 2 tiết học sinh sẽ nghỉ giải lao 20 phút. Ngoài thời gian học trực tuyến nghiêm túc thì trong quá trình tự học, học sinh phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao và hoàn thành các nội dung theo quy định.

Ngoài việc học theo khung chương trình trong nhà trường, nhiều học sinh còn tham gia các lớp học bên ngoài nhà trường nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức ở các môn học, bên cạnh đó việc tham gia các lớp năng khiếu bên ngoài nhà trường cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ các em tham gia.

1.2.1.2. Quan niệm của xã hội về “trợ giúp tâm lý”

Thực tế cuộc sống nhà trường trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động mạnh đến việc học tập và sinh hoạt của HS. Trong đó có những vấn đề không thể giải quyết được trong khuôn khổ phạm vi, chương trình giáo dục theo nhiệm vụ được giao như định hướng cho HS cách quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa HS - HS, GV - HS, PH - HS, bạo lực học đường, quan hệ giữa các bạn trẻ, tình bạn khác giới, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho HS sau phổ thông để các em phát hiện đúng và phát triển hết tiềm năng của bản thân… Mặt khác, đối với HS phổ thông, khi mà nhân cách các em đang trong quá trình hình thành, phát triển có thể phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Các vấn đề tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống nếu không được tư vấn, chia sẻ, giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban thành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông với mục đích:

+ Về mục đích, yêu cầu

Phòng ngừa hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và trong cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.

Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh. Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

+ Về nội dung thực hiện

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản, vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

+ Về hình thức thực hiện

- Xây dựng chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề có liên quan đến nội dung cần tư vấn, hỗ trợ học sinh. Tư vấn, tham vấn cá nhân, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng; tư vấn trực tiếp qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

1.2.1.3. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tham vấn tâm lý trong trường học

Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý cho HS (người học) ngày càng trở nên cấp thiết hơn trong cuộc sống nhà trường ở mọi bậc học. Các văn bản pháp quy về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường như Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, các chỉ thị hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học luôn đặt vấn đề về công tác hỗ trợ tâm lý cho người học. Như vậy, có thể thấy nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý cho người học đã được nhận thức là cần thiết và bước đầu đã được triển khai như nhiệm vụ chính thức trong nhà trường ở các cấp học. Tuy nhiên, theo những quy định hiện hành, trong nhà trường chưa có thiết chế chuyên biệt cho công tác TLHĐ. Các văn bản pháp lý quy định hoạt động của nhà trường không có quy định về việc thành lập và hoạt động của phòng tư vấn hỗ trợ tâm lý. Nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý cho người học đang được giao phó cho GV, cán bộ y tế trường học và cán bộ của các tổ chức đội, đoàn, hội. Các nhiệm vụ trên được quy định tại khoản 3, điều 72, Luật Giáo dục năm 2005; tại khoản 2 điều 34, chương 4 Điều lệ Trường tiểu học (Bộ GD&ĐT năm 2010); tại khoản 6, điều 31, chương 4, Điều lệ trường THCS, THPT và Trường phổ thông có nhiều cấp học (Bộ GD&ĐT năm 2011).

Trong việc thực thi nhiệm vụ làm phát triển toàn diện người học, vai trò của nhà giáo, cán bộ của các tổ chức đội, đoàn, hội và chuyên viên tâm lý là không

giống nhau; phương thức và tác động đến người học cũng khác biệt. Do vậy, sẽ khó có hiệu quả khi những nhiệm vụ đặc trưng của chuyên viên tâm lý được giao cho các nhà giáo đang thực hiện hoạt động dạy và giáo dục trong nhà trường, vốn không được đào tạo về chuyên môn TLHĐ. Triển khai sứ mệnh làm phát triển toàn vẹn nhân cách người học ở mọi cấp học, chuyên viên tâm lý có vai trò chuyên gia - cố vấn độc lập về các vấn đề tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục.

Thêm nữa, hiện nay các phòng tham vấn tại các trường học vẫn chưa đảm bảo được sự riêng tư, yên tĩnh, có không gian rộng để có thể tham vấn nhóm nhỏ… thường sẽ tận dụng không gian của phòng giám thị, phòng y tế, phòng thư viện, phòng công tác đoàn…, nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tham vấn. Chính điều này cũng làm cho học sinh sợ lộ các bí mật khi đến phòng tham vấn…chỉ một số ít các trường có phòng tham vấn tâm lý học đường chuyên biệt được đảm trách bởi chuyên viên tâm lý, có chuyên môn, kỹ năng trong tham vấn tâm lý học đường. 1.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan

1.2.2.1. Cái tôi của học sinh THPT

Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…

Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các

em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.

– Tự ý thức là khả năng học sinh tự tách ra khỏi bản thân mình làm đối tượng của nhận thức, để đánh giá. Tự đánh giá là một khả năng được hình thành trong suốt quá trình phát triển nhân cách và được coi là dấu hiệu cơ bản để nhận biết mức độ trưởng thành của nhân cách. Ở HS THPT tự đánh giá thể hiện ở một số đặc điểm nổi bật sau:

+ Đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội

+ Sự đánh giá có tính phê phán và đòi hỏi cao ở bản thân + Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn

+ Tự đánh giá thể hiện theo ba cách: So sánh mức độ kì vọng với kết quả của bản thân; đối chiếu so sánh với ý kiến của người khác về bản thân; sự thành thạo trong công việc, sự hấp dẫn trong tình yêu và tình bạn thân.

+ Tự đánh giá mang tính chủ quan và có chút cao hơn so với hiện thực

Tuy nhiên, quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái tôi”. Cái tôi hay hình ảnh về cái tôi có nhiều nội dung và nhiều mức độ như cái tôi thể chất, cái tôi hiện thực, cái tôi lí tưởng… Khi ở độ tuổi này, HS rất quan tâm đến thân thể của mình trong con mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng.

– Sự cường điệu tính độc đáo riêng của mình là đặc điểm của nhiều học sinh. – Cái tôi của nữ và nam có sự khác biệt. Nữ giới nhạy cảm và có xu hướng hướng nội hơn.

1.2.2.2. Nhận thức của học sinh về trợ giúp tâm lý

Khi học sinh có vấn đề và có nhu cầu giúp đỡ các em sẽ tìm đến phòng tham vấn học đường để được trợ giúp. Tuy nhiên, tham vấn học đường hiện nay ở Việt Nam đôi khi lại không như vậy. Nhìn chung học sinh tự đến phòng tham vấn học đường là rất ít. Không ít trường, học sinh tới phòng tham vấn là do giáo viên gửi

đến. Điều này tạo ra một tâm lý gượng ép, thiếu sẵn sàng hợp tác của học sinh đối với chuyên viên tham vấn. Không ít giáo viên trong trường có quan niệm phòng tham vấn tâm lý là nơi chỉ những học sinh “có vấn đề” mới phải đến điều này làm cho các học sinh rất sợ bị phân loại, bị gán nhãn trong trường.

Thông thường, khi vướng mắc tâm lý, ít khi học sinh nghĩ đến việc tìm nhà chuyên môn để giải quyết, những trường hợp mắc các rối nhiễu tâm lý nặng như trầm cảm, loạn thần... thường được chỉ định đến gặp bác sĩ tâm thần chứ không phải chuyên gia tâm lý. Học sinh rất ít khi tự động tìm đến các dịch vụ tâm lý, có chăng chỉ tâm sự trên điện thoại hay với các nhà tư vấn trực tuyến.

Khi các em có nhu cầu bộc lộ chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình cho người có chuyên môn mà các em cần, khi các em biết mình đang có vấn đề gì đó không ổn, biết rằng nên cần đến sự giúp đỡ của người có chuyên môn, chấp nhận nói ra vấn đề của mình một cách khách quan để nhận được sự giúp đỡ, sẵn sàng đón nhận một sự thực, một cách nhìn nhận mới và thay đổi hành vi, cách sống(nếu cần) và chấp nhận có thể tốn kém thời gian, công sức cho việc giải quyết vấn đề của mình.

Nhận thức của HS THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chính là nhận thức về hình ảnh của nhà tâm lý học đường, về công việc của họ và mức độ cần thiết của dịch vụ với bản thân học sinh.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của đề tài như khái niệm nhu cầu, tâm lý học đường, trợ giúp tâm lý học đường và khái niệm chính là nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh cũng như đã chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu này. Khái niệm chính của đề tài là nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh được định nghĩa là: “những mong muốn của các em học sinh

được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải tỏa cảm xúc, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học đường để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển nhân cách toàn diện”.

Chương 1 cũng đã xác lập các khó khăn của học sinh, từng nhóm nhu cầu cần được hỗ trợ của học sinh và nhu cầu của học sinh về đội ngũ, hình thức hỗ trợ.

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Giai đoạn 1: nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.

a. Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh, xác định quan điểm định hướng và thao tác hóa khái niệm nghiên cứu;

b. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học.

-Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. -Thao tác hóa khái niệm nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. c.Cách thức thực hiện

-Nghiên cứu tài liệu, văn bản. 2.1.2. Giai đoạn 2: điều tra thực trạng

Điều tra thực trạng tìm hiểu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh trung học phổ thông nhằm đề xuất một số khuyến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý tại trường học.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w