Phương pháp phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

2.2.3.1. Mục đích

Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của học sinh và cán bộ quản lý sau khi khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các thông tin về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

2.2.3.2. Nội dung

Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của học sinh và cán bộ quản lý về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

2.2.3.3. Cách tiến hành

Nội dung phỏng vấn sau khi được giải băng sẽ được phân tích theo hai chủ đề chính:

-Thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh

-Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. 2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

2.2.4.1. Mục đích

Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được nhập vào máy bằng phần mềm Excel và xử lý bằng SPSS 20.0. Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê phân tích.

2.2.4.2. Phân tích thống kê mô tả

(1) Điểm trung bình được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo.

(2) Độ lệch chuẩn được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

(3) Tần suất và tỉ lệ % để mô tả các biến định danh. 2.2.4.3. Phân tích thống kê suy luận

Sử dụng các phép kiểm như hệ số tương quan Pearson, phép kiểm T, phép kiểm ANOVA.

Tiểu kết chương 2

Luận văn này đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với hai giai đoạn (nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn). Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng. Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy và đa chiều. Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. Đánh giá thực trạng những khó khăn của học sinh THPT

3.1.1. Nhóm khó khăn liên quan đến thể chất

Bảng 3.1. Đánh giá khó khăn liên quan đến thể chất của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn về sự hiểu biết những thay đổi của cơ thể 2.59 0.63

2 Khó khăn về những thay đổi của cơ thể mà bản thân không kiểm soát được

2.58 0.66

3 Khó khăn về những cảm nhận trước sự thay đổi của cơ thể 2.44 0.62

Trung bình 2.54 0.64

Với kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, học sinh có những khó khăn nhất định với các vấn đề về thể chất. Với ĐTB = 2.54 và ĐLC = 0.64, tương ứng với mức khó khăn trong thang đánh giá. Với mức này đôi lúc học sinh cũng cần đến sự trợ giúp từ phía người lớn. Mặt khác, do vấn đề về thể chất liên quan nhiều đến tính khách quan của sự phát triển lứa tuổi và chế độ dinh dưỡng của gia đình hằng ngày nên nhìn chung các em sẽ ít gặp khó khăn để giải quyết nó. Vì thế, vai trò của chuyên viên tham vấn tâm lý chỉ là nhắc nhở các em về chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, thể thao để cơ thể phát triển cân đối và đúng với lứa tuổi.

3.1.2. Nhóm khó khăn trong học tập

Bảng 3.2. Đánh giá khó khăn trong học tập của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Nhóm khó khăn khi không xác định được phương

hướng trong học tập 3.04 0.73

2 Khó khăn trong tiếp thu nội dung bài học 3.05 0.71

3 Khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học

tập hiệu quả 3.10 0.74

Đánh giá những khó khăn trong học tập của học sinh THPT cho ĐTB = 3.06 và ĐLC = 0.73, với điểm trung bình trên cho thấy đa phần học sinh THPT cho biết các em gặp khó khăn trong học tập. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy trong 03 khó khăn trong nhóm học tập được khảo sát, khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập hiệu quả có điểm trung bình cao nhất. Trong quá trình học tập, các em được tiếp xúc rất nhiều phương pháp học tập khác nhau qua các môn học, giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn các em sử dụng những phương pháp học tập ấy, vai trò của chuyên viên tham vấn tâm lý ở đây là giúp các em xác định những đặc điểm của bản thân để chọn ra phương pháp học tập phù hợp nhất.

Học sinh N.T.P, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Em năm nay

bước vào năm cuối nhưng từ đầu năm đến giờ chỉ học online, em gặp khó khăn rất nhiều với môn Toán. Năm nay thi tốt nghiệp làm em rất hoang moang”. Bên cạnh

đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động học tập của các em học sinh trên cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều sự thay đổi. Các em học sinh không thể đến trường tham gia học tập trực tiếp mà chuyển sang hình thức học tập online, đòi hỏi các em thay đổi những phương pháp học tập truyền thống, tìm kiếm thêm những phương pháp học tập mới để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Điều này cũng góp phần tạo nên những khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập của học sinh hiện nay.

Ngoài ra, khó khăn trong học tập của học sinh THPT rất đa dạng, có thể phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy cô, phương pháp học tập của cá nhân, tình trạng sức khỏe tinh thần của các em trong quá trình học, các phẩm chất chú ý, tập trung, ghi nhớ… cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Đồng thời đối với học sinh THPT, hoạt động học tập và hướng nghiệp được xem là hoạt động chủ đạo và chi phối toàn bộ đời sống của các em, việc xác định nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định phương hướng trong học tập của các em. Vì vậy để hỗ trợ các em giải quyết khó khăn trong học tập nhà tham vấn tâm lý cần chú trọng đến công tác hướng nghiệp và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em.

Do đề tài thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội - ảnh hưởng dịch Covid- 19 nên khách thể tham gia khảo sát đều cho rằng việc học trực tuyến gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để có cái nhìn khái quát và đa chiều hơn về vấn đề này, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 học sinh. Cụ thể với câu hỏi: “Nếu bình thường đi học ở

trường, em có gặp khó khăn trong học tập không”. Học sinh N.V.A - Lớp 10,

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Thực ra là do sự khác nhau giữa học

cấp 2 và học cấp 3 nên em chưa thích nghi kịp với khối lượng kiến thức khá nhiều. Với lại, một phần do thầy cô, bạn bè lạ nữa nên em nghĩ em sẽ gặp khó khăn. Riêng với việc học qua công nghệ em thấy cũng bình thường vì em không gặp khó khăn lắm ở việc dùng nó cho việc học, …”. Học sinh T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT An

Lạc cho biết thêm: “Với lớp 12 thì việc học rất áp lực vì phải học để thi tốt nghiệp,

đại học, …Em chưa hình dung phải cân đối thế nào để đảm bảo các mục tiêu học tập mà ba mẹ, thầy cô hay nhắc em, …”. Từ kết quả phỏng vấn này cho thấy, dù

học trực tuyến hay trực tiếp thì học sinh THPT cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình học tập. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát và kết quả nghiên cứu lý luận.

3.1.3. Nhóm khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Bảng 3.3. Đánh giá khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn khi giao tiếp với thầy cô, bạn cùng lớp/trường

2.81 0.73

2 Khó khăn khi bày tỏ quan điểm trước đám đông 3.11 0.77

3 Khó khăn khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp 2.82 0.75

Trung bình 2.91 0,75

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy nhóm khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội được học sinh đánh giá với ĐTB = 2.91 và ĐLC = 0.75 tương ứng với mức khó khăn trong thang đánh giá. Đa phần những mâu thuẫn, khó khăn trong giao tiếp đã được học sinh giải quyết ở lứa tuổi THCS nên các em ít gặp khó khăn

hoặc dễ vượt qua những khó khăn trong giao tiếp ở lứa tuổi này. Tuy nhiên đôi khi các em vẫn cần sự hỗ trợ của người lớn để ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội vì thiếu trải nghiệm xã hội hoặc vốn từ để giao tiếp với các lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt nổi bật trong nhóm khó khăn liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT là khó khăn khi bày tỏ quan điểm trước đám đông. Khi được hỏi “Em gặp khó khăn gì trên lớp”, học sinh L.T.M.T, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Có nhiều khi thầy cô đặt câu hỏi, em biết câu trả lời

nhưng ngại nói vì ngại lỡ mình nói sai hoặc các bạn sẽ cho rằng mình khoe kiến thức… với lại em cũng không giỏi trong việc diễn đạt”.

Để hỗ trợ các em giải quyết các khó khăn trên chuyên viên tham vấn tâm lý cần chú trọng đến việc xây dựng sự tự tin cho các em cũng như tạo điều kiện để các em trải nghiệm các tình huống xã hội trong môi trường an toàn.

3.1.4. Nhóm khó khăn trong giao tiếp với gia đình

Bảng 3.4. Đánh giá khó khăn trong giao tiếp với gia đình của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn khi bày tỏ quan điểm, giao tiếp với cha mẹ, người thân

2.77 0.80

2 Khó khăn khi giữ mối liên hệ với cha mẹ, người thân 2.66 0.77

3 Khó khăn khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp 2.72 0.75

Trung bình 2.72 0,77

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy ĐTB của nhóm khó khăn này là 2.72 và ĐLC = 0.77 tương ứng với mức khó khăn trong thang đánh giá. Giống với nhóm khó khăn trong giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội khác, các em học sinh THPT trong một số tình huống vẫn cần sự hỗ trợ của người lớn, tuy nhiên đa phần các khó khăn trong giao tiếp, trong mối quan hệ gia đình đã được các em giải quyết ở lứa tuổi trước. Cô N.H.N, chuyên viên TLHĐ trường THPT Bình Hưng Hòa chia sẻ: “Khi mình tổ chức các chương trình chuyên đề hướng nghiệp cho các em học sinh, mình nhận ra được nhiều em đã có dự định về tương lai. Các em đã chọn được nghề mình muốn làm, trường mình muốn học nhưng khi hỏi đến thì nhiều em không muốn nói

với gia đình vì gia đình có những nguyện vọng khác. Các em cũng ngại trong việc chia sẻ với cha mẹ”.

Nhiệm vụ của chuyên viên tham vấn tâm lý ở đây chủ yếu là chỉ cho các em nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong gia đình để các em có cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình qua đó giải quyết những khó khăn mà các em gặp phải ở vấn đề này.

3.1.5. Nhóm khó khăn trong giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

Bảng 3.5. Đánh giá khó khăn trong giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn trong nhận diện, gọi tên và bộc lộ cảm xúc 2.86 0.77

2 Khó khăn trước những trạng thái cảm xúc mới (tình yêu, …)

2.84 0.80

3 Khó khăn khi muốn tiếp cận, bày tỏ và thể hiện cảm xúc

2.93 0.80

Trung bình 2.87 0.79

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy học sinh THPT đánh giá nhóm khó khăn trong giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ ở mức khó khăn trong thang đánh giá với ĐTB = 2.87, ĐLC = 0.79. Cảm xúc của các em học sinh THPT mang tính ổn định và có chiều sâu hơn THCS, vì thế các em ít gặp khó khăn khi thể hiện hay nhận diện những cảm xúc quen thuộc. Tuy nhiên đối với những trạng thái cảm xúc mới đặc biệt là sự xuất hiện của “mối tình đầu” khiến các em còn bỡ ngỡ, đôi khi ngại ngùng, lúng túng khiến các em gặp khó khăn và cần sự hỗ trợ của người lớn để làm chủ được cảm xúc của mình. Vì thế chuyên viên tham vấn tâm lý cần tư vấn cho các em hiểu và đón nhận cảm xúc của mình và bộc lộ chúng qua các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, từ đó thiết lập những mối quan hệ lành mạnh, trong sáng góp phần làm phong phú đời sống tình cảm của các em.

3.1.6. Khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân

Bảng 3.6. Đánh giá khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn khi tìm kiếm, khám phá các vấn đề của cuộc sống

2.91 0.77

2 Khó khăn trong việc chọn ngành nghề cho tương lai 3.33 0.77

3 Khó khăn trong việc tự trang bị kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân

3.05 0.76

Trung bình 3.10 0.76

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy học sinh THPT đánh giá khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân với ĐTB = 3.10, ĐLC = 0.76 tương ứng mức khó khăn trong thang đánh giá. Nhìn chung các em có những khó khăn nhất định trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển của bản thân, trong đó nổi bật nhất là khó khăn trong việc chọn ngành nghề cho tương lai.

Với ĐTB = 3.33 và ĐLC = 0.77 cho thấy nhiều học sinh đánh giá mình gặp khó khăn và rất khó khăn trong việc chọn nghề. Khó khăn trong việc chọn nghề của các em học sinh THPT rất đa dạng và có nhiều yếu tố tác động quá trình chọn nghề của các em như sở thích, năng lực, hoàn cảnh gia đình, sự tác động của những người xung quanh, giá trị nghề nghiệp mang lại, tiền tài, danh vọng. Vì thế chuyên viên tham vấn tâm lý cần hỗ trợ các em trong quá trình chọn nghề, giúp các em nhận ra những giá trị cốt lõi (sở thích, năng lực, tính cách và giá trị nghề nghiệp) để chọn một nghề nghiệp trong tương lai. Khi được hỏi “Em có gặp khó khăn gì trong

việc định hướng tương lai không?" thì học sinh N.T.T.P, trường THPT An Lạc: “Em có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, nhưng thông tin em cần thì lại không đủ mà cũng không biết hỏi ai. Những nghề như IT, kế toán hay giáo viên thì ai cũng biết nhưng nghề em thích là về chứng khoán. Thật tình xung quanh em không ai rành về cái này để hướng dẫn em cần học gì và chuẩn bị gì”.

Ngoài việc chọn nghề, đôi khi các em học sinh THPT cũng gặp khó khăn trong việc khám phá các vấn đề của cuộc sống và trang bị những kỹ năng cần thiết.

Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh THPT các em đã dần hình thành thế giới quan của riêng mình, bắt đầu có những quan điểm riêng về cuộc sống vì thế đôi khi các em ít cần sự hỗ trợ của người lớn. Vì vậy vai trò của chuyên viên tham vấn tâm lý ở đây là giúp các em có cái nhìn đa chiều về vấn đề để có nhận định khách quan, phù hợp với thực tế, tư vấn các kỹ năng cần thiết để các em giải quyết vấn đề.

Nhìn chung học sinh THPT còn gặp một số khó khăn nhất định ở tất cả sáu nhóm khó khăn được khảo sát bao gồm: nhóm khó khăn liên quan đến thể chất;

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w