Nhu cầu của học sinh về đội ngũ tham gia

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84 - 85)

Bảng 3.17. Đánh giá nhu cầu về đội ngũ tham gia trợ giúp tâm lý của học sinh THPT

STT Thành phần ĐTB ĐLC

1 Các thầy cô giáo trong nhà trường (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, …)

2.36 0.99

2 Thầy cô là chuyên viên tâm lý 2.81 0.99

3 Là các nhà tâm lý hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý bên ngoài

2.66 1.03

Trung bình 2.61 1.00

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy đối với học sinh THPT, các em có quan tâm đến đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý. Với ĐTB = 2.61 và ĐLC = 1.00 cho thấy học sinh đánh giá đội ngũ tham gia ở mức quan trọng so với thang đánh giá. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn lớn cho thấy sự phân tán điểm số lớn, điều này có nghĩa là có nhiều đánh giá khác nhau đối với đội ngũ tham gia.

Các em học sinh THPT đánh giá đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý là các thầy cô chuyên viên tâm lý với số điểm cao nhất 2.81, kế đến là các nhà tâm lý từ các trung tâm tư vấn tâm lý bên ngoài với điểm số là 2.66, điểm trung bình của cả hai nhóm này đều thuộc mức quan trọng so với thang đánh giá. Trong khi đó đội ngũ tham gia là các thầy cô giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm chỉ được học sinh đánh giá 2.36 điểm, thuộc mức ít quan trọng so với thang đánh giá. Điều này cho thấy các em mong muốn được nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ có chuyên môn về lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là chuyên viên tham vấn của trường học hơn là các thầy cô giáo

đang dạy học trong nhà trường. Một em học sinh trường THPT An Lạc (vừa là chuyên viên TLHĐ vừa là giáo viên bộ môn GDCD) cho biết: “Trường em có

phòng tâm lý do cô S dạy giáo dục công dân phụ trách, nhưng cô hiện đang dạy em nên em rất ngại khi nói chuyện với cô. Nhiều khi em gặp khó khăn trong các môn học hay bức xúc với thầy cô khác thì đâu dám nói sợ cô không giữ kín thì mệt lắm…”. Ý kiến này cho thấy cần có sự tách bạch vai trò giữa giáo viên đứng lớp và

chuyên viên tâm lý để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ tâm lý cho học sinh cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84 - 85)