Dự báo thay đổi các yếu tố

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 90 - 113)

Bảng 3.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 5.511 0.275 20.053 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật, …)

0.045 0.097 0.022 0.467 0.640 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham vấn

0.332 0.093 0.165 3.584 0.000 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.324 0.095 0.156 3.408 0.001 1.784

Thầy cô làm tham vấn chưa nhiệt tình, chưa có mối quan hệ tốt với học sinh ở

trường, …

-0.235 0.121 -0.116 -1.946 0.06 3.025

Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn,

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý

cho học sinh, …

0.355 0.123 0.175 2.896 0.004 3.091

Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ về những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất, chúng tôi ghi nhận các yếu tố có ảnh hưởng bao gồm: “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “trường không có hoạt động tham vấn”.

Bảng 3.23. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 5.888 0.278 21.178 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật, …)

-0.070 0.098 -0.034 -0.716 0.474 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham vấn

0.225 0.094 0.110 2.409 0.016 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.429 0.096 0.203 4.452 0.000 1.784

Thầy cô làm tham vấn chưa nhiệt tình, chưa có mối quan hệ tốt với học sinh ở

trường, …

0.065 0.122 0.031 0.532 0.595 3.025

Cơ sở vật chất và các hoạt

các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn, …

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý

cho học sinh, …

0.339 0.124 0.164 2.733 0.006 3.091

Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập, chúng tôi ghi nhận các yếu tố có ảnh hưởng bao gồm “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “trường không có hoạt động tham vấn.”

Bảng 3.24. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 5.231 0.278 18.810 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật,

…)

0.103 0.098 0.049 1.050 0.294 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham

vấn

0.299 0.094 0.143 3.199 0.001 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.237 0.096 0.110 2.462 0.014 1.784

Thầy cô làm tham vấn chưa nhiệt tình, chưa có mối quan hệ tốt với học sinh ở trường,

Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý

chưa tốt, chưa hấp dẫn, …

0.392 0.121 0.186 3.238 0.001 2.969

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý

cho học sinh, …

0.318 0.124 0.150 2.563 0.011 3.091

Bảng 3.24 ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội, bao gồm: “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt”, “trường không có hoạt động tham vấn”.

Bảng 3.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 4.291 0.306 14.006 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật, …)

0.142 0.108 0.060 1.310 0.190 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại

khi đến gặp thầy cô để tham vấn 0.303 0.103 0.130 2.939 0.003 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.304 0.106 0.126 2.862 0.004 1.784

Thầy cô làm tham vấn chưa

tốt với học sinh ở trường, … Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý

chưa tốt, chưa hấp dẫn, …

0.396 0.133 0.169 2.973 0.003 2.969

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý cho học sinh, …

0.401 0.137 0.170 2.934 0.003 3.091

Bảng 3.25 ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giao tiếp gia đình bao gồm: “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt”, “trường không có hoạt động tham vấn”.

Bảng 3.26. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 4.426 0.296 14.935 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật,

…)

0.106 0.105 0.045 1.010 0.313 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham

vấn

0.380 0.100 0.164 3.814 0.000 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.273 0.103 0.115 2.664 0.008 1.784

Thầy cô làm tham vấn chưa

hệ tốt với học sinh ở trường, …

Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn, …

0.487 0.129 0.209 3.773 0.000 2.969

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý cho học sinh, …

0.362 0.132 0.155 2.741 0.006 3.091

Bảng 3.26 ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ bao gồm: “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt”, “trường không có hoạt động tham vấn”.

Bảng 3.27. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa t Sig. VIF

B Sai số Beta

Hằng số 5.394 0.292 18.468 0.000

Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật, …)

0.149 0.103 0.066 1.449 0.148 1.942

Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham

vấn

0.313 0.098 0.140 3.187 0.002 1.793

Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt

qua 0.353 0.101 0.153 3.487 0.001 1.784

nhiệt tình, chưa có mối quan hệ tốt với học sinh ở trường, … Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn, …

0.310 0.127 0.138 2.441 0.015 2.969

Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý cho học sinh, …

0.363 0.130 0.161 2.787 0.005 3.091

Bảng 3.27 ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp về những vấn đề liên quan đến thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân bao gồm: “cảm thấy e ngại khi đến”, “nghĩ rằng mình sẽ tự vượt qua”, “cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt”, “trường không có hoạt động tham vấn”.

Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy các khó khăn tâm lý lớn nhất của học sinh là “khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân”, kế đến là “khó khăn trong học tập” và “khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”.

Ngoài ra, nghiên cứu thực trạng cũng cho thấy học sinh có nhu cầu trợ giúp tâm lý rất cao, trong đó “nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân” là cao nhất, kế đến là hai nhu cầu “trợ giúp những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ”.

Vẫn có sự khác biệt các nhu cầu trợ giúp tâm lý giữa học sinh các khối lớp, các loại học lực khác nhau và giữa học sinh các trường.

Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhất đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh là “Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn” và yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhất là “Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt qua”.

Mô hình hồi quy tuyến tính ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến các nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh bao gồm: “Cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham vấn”, nghĩ rằng: “tự mình sẽ vượt qua”, “Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý cho học sinh” và “Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn”.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng, HS THPT quận Bình Tân có nhu cầu trợ giúp tâm lý ở mức độ rất cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

1.1. Kết luận về lý luận

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh trường trung học phổ thông, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Khái niệm chính của đề tài là nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh được định nghĩa là: “những mong muốn của các em học sinh được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải tỏa cảm xúc, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học đường để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển nhân cách toàn diện”.

- Ngoài ra học sinh cũng có các nhu cầu về đội ngũ và hình thức hỗ trợ bao gồm: “nhu cầu về đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý”, “nhu cầu về đặc điểm của người làm tham vấn”, “nhu cầu về thời điểm/hình thức hỗ trợ”.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh bao gồm các yếu tố khách quan (thầy cô, cơ sở vật chất, nhà trường) và yếu tố chủ quan (e ngại, bảo mật và nghĩ mình tự vượt qua được).

1.2. Kết luận về thực tiễn

- Các khó khăn tâm lý lớn nhất của học sinh là “khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân”, kế đến là “khó khăn trong học tập” và “khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”.

- Học sinh có nhu cầu trợ giúp tâm lý rất cao, trong đó “nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân” là cao nhất, kế đến là hai nhu cầu “trợ giúp những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ”.

- Có sự khác biệt các nhu cầu trợ giúp tâm lý giữa học sinh các khối lớp, các loại học lực khác nhau và giữa học sinh các trường.

- Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhất đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh là “Cơ sở vật chất và các hoạt động ở trường để thực hiện các nội dung tham

vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn” và yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhất là “Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt qua”.

2.Khuyến nghị

Trợ giúp tâm lý, phải được đặt trong quan điểm phát triển toàn diện, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dựa trên các văn bản chỉ đạo công tác tham vấn tâm lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở thực tiễn của địa phương và kết quả nghiên cứu thực trạng ở một số trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mà chúng tôi ghi nhận được, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

* Đối với các trường Trung học phổ thông

- Cần chủ động đánh giá tình hình khó khăn tâm lý và nhu cầu cần được trợ giúp của học sinh nhằm xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho học sinh. Bên cạnh đó, việc kiến nghị có chuyên viên tư vấn học đường hoặc đội ngũ kiêm nhiệm là việc lãnh đạo các trường nên quan tâm nhằm xây dựng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

- Tùy điều kiện thực tế, lãnh đạo các trường THPT cần linh hoạt để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có nhu cầu. Phải xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm và đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường.

- Các trường học cần nghiên cứu để đưa chương trình trợ giúp tâm lý học đường, chăm sóc sức khỏe tinh thần học đường chính thức vào trong những hoạt động của nhà trường, quy định về sự phối hợp và những vấn đề liên quan giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh với chuyên viên tâm lý học đường. Đồng thời, cũng triển khai các hoạt động nhằm giới thiệu tính cần thiết và giá trị của trợ giúp tâm lý học đường đến học sinh, phụ huynh và giáo viên, để khi học sinh gặp những vấn đề khó khăn, giáo viên có thể tiếp cận được nhanh nhất và qua đó có thể hỗ trợ kịp thời.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, các tọa đàm với các hình thức phong phú, đa dạng có tác dụng thu hút, lôi cuốn mọi đối tượng học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự giác và tích cực. Thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp sâu rộng cho học sinh khối 11 và 12.

- Cần tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng, tư vấn kiến thức về tâm lý lứa tuổi, kiến thức về sức khỏe tinh thần và về kĩ năng ứng xử với lứa tuổi học sinh cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh. Tổ chức các buổi chuyên đề nâng cao nhận thức của giáo viên về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý của học sinh góp phần đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần cho học sinh.

* Đối với học sinh

- Nên tự ý thức, nhận diện mức độ nghiêm trọng của những khó khăn tâm lý mình gặp phải, tìm cách giải quyết phù hợp và tích cực tìm sự trợ giúp của các chuyên viên tâm lý học đường, cha mẹ, giáo viên,…

- Chủ động tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của bản thân để hiểu những vấn đề khó khăn mình gặp phải.

- Xây dựng kế hoạch học tập và sinh hoạt phù hợp. Tích cực tham gia các môn học kĩ năng sống, giá trị sống, tham gia các hoạt động xã hội, tập thể lành mạnh.

* Đối với cha mẹ

- Cha mẹ/ người thân trước hết cần tự tìm hiểu hoặc tham gia những khóa tập huấn về tâm lý học sinh để hiểu con cái mình.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 90 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w