Đánh giá thực trạng từng nhóm nhu cầu của học sinh THPT

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 69)

Đứng trước các khó khăn của học sinh THPT về các vấn đề liên quan, nghiên cứu thực hiện khảo sát nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các vấn đề tương ứng. Cụ thể: 3.2.1. Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất

Bảng 3.7. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được cung cấp những kiến thức cơ bản về sự phát triển của cơ thể, …

2.81 0.66

2 Được hướng dẫn tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

2.81 0.63

3 Được hướng dẫn đầy đủ các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng, bệnh tật, …

2.93 0.68

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất với ĐTB = 2.85, ĐLC = 0.66, so sánh kết quả này với thang đánh giá thuộc mức cần thiết. Tuy nhiên tại trường, giáo viên thể dục, giáo viên sinh học, cán bộ y tế là đội ngũ am hiểu các kiến thức cơ bản về sự phát triển cơ thể hay các hoạt động thể dục thể thao, họ sẽ cung cấp tốt các kiến thức này cho các em học sinh, nên đôi khi các em ít cần sự tư vấn của chuyên viên tham vấn tâm lý. Khi được hỏi “Em cần hỗ trợ gì để phát triển

thể chất tốt nhất” thì chúng tôi ghi nhận ý kiến của học sinh N.T.T.P, trường THPT

An Lạc: “Em mặc cảm về chiều cao của mình khá nhiều, lớp 12 rồi mà em chỉ có

1m45 và cân nặng gần 50kg rồi em cũng thường tập thể thao từ năm lớp 10 nhưng thấy không hiệu quả. Nhiều khi em rất muốn các thầy thể dục chỉ cho các bài tập cơ bản để tăng chiều cao hoặc giảm cân nhanh. Tập mấy bài tập mỗi tuần như hiện nay em thấy không thật sự giúp ích cho em” và ý kiến của em T.T.T.V - Lớp 12,

Trường THPT An Lạc: “Em thường hay cảm thấy lo không biết cơ thể mình có ổn

hay không mà kinh nguyệt không đều. Có khi gần 3 tháng em mới có một lần và đau bụng rất dữ dội. Nhiều khi em mệt quá xin nghỉ học thì lại bị gia đình kêu lười. Mẹ em thì bận cả ngày mà mấy chuyện này em không biết hỏi ai”. Kết quả này cho thấy chuyên viên tham vấn tâm lý bên cạnh các mối quan tâm về cảm xúc, tinh thần của học sinh thì cũng nên chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về bệnh tật, các vấn đề liên quan đến giới tính, đặc biệt là bệnh liên quan đến vấn đề tình dục.

3.2.2. Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

Bảng 3.8. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được trang bị các vấn đề liên quan để học tốt hơn: định hướng cách thức học tập, phương pháp học tập hiệu quả

3.06 0.66

2 Được định hướng tham gia các hoạt động bổ trợ cho hoạt động học tập: trải nhiệm, vui chơi

3 Được tư vấn về sự phù hợp của bản thân với các môn học thuộc thế mạnh

3.07 0.65

Trung bình 3.05 0.64

Với ĐTB = 3.05 và ĐLC = 0.64 cho thấy học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập ở mức cần thiết. Kết quả này hoàn toàn tương thích với kết quả nghiên cứu về các khó khăn học sinh THPT gặp phải. Bên cạnh đó, khung lý thuyết cũng đã khẳng định với học sinh THPT thì vấn đề học tập luôn được các em học sinh quan tâm vì nó gắn với tương lai của các em. Việc học ba năm thế nào để đạt kết quả cao phục vụ cho việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng… Hay do sự thay đổi môi trường học tập, tính chất các môn học cũng là các vấn đề gây khó khăn cho các em nên các em cần được định hướng hay trang bị các cách thức học tập hiệu quả. Mặt khác, do tinh hình dịch COVID trong hai năm qua, hầu như các em học sinh bị gián đoạn việc học liên tục, nên sự kết nối giữa các em với GV còn nhiều hạn chế.

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một giáo viên ở Trường THPT An Lạc và một Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, với câu hỏi: “Theo thầy thì học sinh

lớp nào ở bậc THPT gặp nhiều khó khăn trong học tập. Mặt khác thầy nghĩ học sinh cần giáo viên - đặc biệt là giáo viên tâm lý ưu tiên hỗ trợ các em?”. Thầy

T.V.T - Trường THPT An Lạc cho biết: “Thực ra lên cấp III rồi thì các em học sinh

không còn “khó chịu” như lúc lớp 8, lớp 9 vì các em đã trưởng thành hơn nhiều. Đa số các em tập trung vào việc học. Chính vì thế mà nhiều em cảm thấy bị áp lực và không tìm được phương pháp học tập hiệu quả. Thiết nghĩ, ngoài giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thì các nhà tham vấn tâm lý nên hỗ trợ các em về hướng dẫn các kỹ thuật học tập hiệu quả”. Cô T.D.T - Phó hiệu trường Trường THPT

Nguyễn Hữu Cảnh cũng có cùng quan điểm: “Việc học là nhiệm vụ rất quan trọng

với học sinh cấp III - vì vừa học vừa phải có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Ngay từ lớp 10 các em phải được định hướng và hướng dẫn học tập, nghề nghiệp, … Trường phổ thông rất cần các thầy cô là các nhà tham vấn tâm lý chuyên

nghiệp để có thể làm việc này. Quan trọng hơn là giúp các em có phương pháp học tập hiệu quả, định hướng tương lai hiệu quả, …” Ngoài ra, nghiên cứu của chúng

tôi được thực hiện ở học sinh THPT là giai đoạn quan trọng nhất, chuẩn bị bước vào đời. Ý kiến của em L.T.T.H, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Từ năm

2020 đến giờ hầu như thời gian em học ở nhà vì dịch COVID, em cũng không biết cảnh này sẽ kéo dài bao lâu nên em lo lắm. Năm nay thi cuối cấp rồi mà bây giờ em toàn tự ôn, không đi học được. Em biết thầy, cô cũng bận vì dạy online và không thể hỗ trợ hết mọi người nhưng nhiều khi em cần sự hỗ trợ thì không biết hỏi ai”. Các

kết quả nghiên cứu định lượng và định tính trên cho thấy cần có sự hỗ trợ hoặc các chuyên đề tập huấn về dạy và học online hiệu quả cho cả thầy cô và học sinh. Ngoài ra, cần dự phòng tình huống thành phố Hồ Chí Minh cho phép đi học tại trường trở lại, đến lúc này cả GV và HS cũng cần được hỗ trợ để làm quen lại với nhịp sinh học và tương tác trực tiếp trên lớp.

3.2.3. Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Bảng 3.9. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được tham gia các lớp học về giao tiếp trong trường học hoặc hướng dẫn cách giao tiếp hiệu quả

2.97 0.63

2 Được định hướng trong giao lưu, kết bạn trực tiếp hoặc trên mạng xã hội

2.90 0.64

3 Được cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản để biết giao tiếp, duy trì mối quan hệ xã hội, …

2.99 0.65

Trung bình 2.95 0.64

Bảng 3.9 cho kết quả ĐTB = 2.95 và ĐLC = 0.64 tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Kết quả này cho thấy các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội là cần thiết. Để làm rõ hơn nhu cầu được hỗ trợ này của học sinh, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Em cần hỗ trợ gì trong giao tiếp với những người ngoài xã hôi” và thu được ý kiến của học sinh N.V.A - Lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh như

sau: “Cấp II em ở chung với bên nội và học ở quận khác, đến cấp 3 ba mẹ em dọn

ra ở riêng nên em chuyển sang quận Bình Tân. Vào trường này em không quen bạn nào nên phải làm quen gần như lại từ đầu. Em không nghĩ mình là người hướng ngoại và hoạt bát nên nhiều khi không biết bắt chuyện, làm quen…”. Một ý kiến

khác của em T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: “Năm lớp 10 và 11 em có

gặp rắc rối với nhóm bạn của em. Đại khái cũng là chuyện con gái thôi, nói qua nói lại rồi em bị mang tiếng là đi nói xấu nên các bạn có tẩy chay em. Thời gian đó em bị khủng hoảng lắm nhưng không biết nên nói chuyện này với ai. Từ từ thì em cũng vượt qua được và chơi với những người bạn mới”. Có thể thấy các kết quả phỏng

vấn định tính phần nào làm rõ hơn về nhu cầu trong tương tác xã hội của các em học sinh. Các em cần hướng dẫn để có các kỹ năng ứng xử phù hợp.

3.2.4. Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình

Bảng 3.10. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được kết nối với cha mẹ, thầy cô và chính bản thân em

2.87 0.71

2 Được hướng dẫn cách giao tiếp hiệu quả với những người thân, …

2.83 0.70

3 Được cung cấp đầy đủ các vấn đề của gia đình trong đời sống hiện đại, …

2.85 0.70

Trung bình 2.85 0.70

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình là 2.85 điểm, ĐLC = 0.70, tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Để làm rõ hơn những nhu cầu được hỗ trợ trong giao tiếp với gia đình chúng tôi đã hỏi hai em học sinh câu hỏi “Em cần hỗ trợ như thế nào để cải thiện giao tiếp gia đình”, chúng tôi ghi nhận ý kiến sau của hai em học sinh. Học sinh .V.A - Lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết:

“Năm nay dịch COVID hầu hết mọi người đều ở nhà nhưng do bố mẹ em đều làm trong ngành y nên còn bận hơn lúc trước. Lúc dịch bùng phát thì bố em tham

gia vào đội ngũ hậu cần tại khu cách ly nên đi có khi mấy tuần mới về. Bình thường gia đình em đã ít nói chuyện rồi mà nay lại càng không có cơ hội. Còn mẹ em thì nhiều lúc về nhà trời tối mà lại mệt nữa nên có lúc cáu gắt với em làm em rất buồn”. Còn em T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: cho biết: “Em chỉ mong mẹ hiểu em hơn, mẹ em khá khó tính và hầu như không cho em đi chơi. Mẹ nói nên tập trung học cho tốt để vào một đại học thì mới có tương lai. Em biết mẹ lo cho em nhưng em cũng mong mẹ hiểu em hơn. Em chỉ mong có cơ hội để mẹ con được nói chuyện và mẹ lắng nghe em”. Kết quả nghiên cứu làm rõ hơn thực

trạng giao tiếp gia đình hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn COVID mà trong đó hầu như không có sự kết nối giữa hai thế hệ. Điều này có thể lý giải do văn hóa Việt Nam và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tương tác của cha mẹ và con cái trong gia đình. Kết quả này gợi ý đến việc xây dựng các chương trình tập huấn hoặc chuyên đề nói chuyện cho chính phụ huynh về các chủ đề như “Làm

bạn với con”, “Hiểu điều con muốn”.

3.2.5.Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

Bảng 3.11. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được trang bị kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi 2.98 0.72

2 Được hướng dẫn cách thức sống chủ động 3.02 0.71

3 Được tham vấn các vấn đề về những cảm xúc mới

lớn: tình cảm khác giới/cùng giới, …

2.93 0.71

Trung bình 2.98 0.71

Bảng 3.11 cho kết quả quả ĐTB = 2.98 và ĐLC = 0.71 tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Giai đoạn THPT đánh dấu sự chuyển tiếp từ vị thành niên sang người lớn với những sự thay đổi rõ rệt về cơ thể và tâm lý. Các em HS bắt đầu độc lập hơn, có những cảm xúc trên tình bạn. Đây là độ tuổi cần phải hướng dẫn về các chủ đề như sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản để giúp các em chăm sóc tốt cho bản thân. Nhận định này được thể hiện thông qua ý kiến của em

T.N.V.B - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: “Năm lớp 10 và 11 em có để ý đến một

bạn cùng lớp nhưng cũng không có gì đặc biệt, chắc chỉ hơn tình bạn một chút xíu thôi.. Đến năm nay thì em thấy là năm cuối cấp rồi nên em muốn thổ lộ nhưng em ngại. Vì nói ra lỡ mất đi tình bạn thì tiếc lắm. Em cũng không biết là tình yêu tuổi học trò có phù hợp hay không” và em L.H.K.P, THPT Nguyễn Hữu Cảnh: “Hồi đó có lần em viết thư cho một bạn cùng lớp thì bị cô giáo bắt gặp, cô có nói với mẹ em. Về nhà em bị mẹ đánh và la rất nhiều, Em thấy chuyện viết thư tỏ tình cũng không có gì quá đáng cả nhưng mẹ em làm em hụt hẫng và shock vô cùng…”. Ý kiến này

cho thấy rất cần các chương trình cập nhật kiến thức cho các em học sinh về những chủ đề mà người lớn ở nhà không đề cập do tâm lý “vẽ đường cho hươu chạy”. Tuy nhiên, những kiến thức về tình bạn, tình yêu, cảm xúc với bạn cùng giới/khác giới sẽ giúp các em có được kỹ năng ứng xử phù hợp.

3.2.6. Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân

Bảng 3.12. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được định hướng các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi 3.06 0.68

2 Được định hướng chọn ngành nghề phù hợp với bản thân 3.26 0.71

3 Được tiếp cận, trải nghiệm với các kỹ năng xã hội. 3.17 0.67

Trung bình 3.16 0,69

Nhìn chung, các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý ở mức cần thiết. Trong đó hai nhóm nhu cầu được các em học sinh đánh giá cao nhất đó là nhu cầu hỗ trợ những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân và nhu cầu hỗ trợ những vấn đề liên quan đến học tập. Độ tuổi THPT, đặc biệt là lớp 12 đánh dấu việc các em học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Trong giai đoạn này các em học sinh cần phải được hỗ trợ tốt nhất về các nội dung như chọn lựa nghề nghiệp, đặc điểm của bản thân. Khi được hỏi “Em cần hỗ trợ gì

để phát triển sau khi tốt nghiệp THPT”, chúng tôi ghi nhận ý kiến của học sinh

không biết năm nay mình sẽ thi thế nào, và liệu rằng các ngành sẽ tuyển sinh ra sao… nói thật là đến giờ này em vẫn chưa chọn được trường mình muốn học nữa cô ạ”. Một ý kiến khác của em sinh N.V.A Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho

biết: “Có nhiều lúc thật sự em cảm thấy mông lung lắm, em không biết em thật sự

muốn làm gì sau khi tốt nghiệp. Gia đình em thì luôn nói em là ngành giáo viên sẽ ổn định nhưng bản thân em không biết mình có hợp không nhưng em không thích rồi đó. Em chỉ mong là được hỗ trợ để hiểu hơn về bản thân mình”. Từ kết quả này

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w