Phổ hồng ngoại FT-IR

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết NCKH CoFe2O4-CF 21.4 (Trang 42 - 43)

Nguyên tắc làm việc: Ánh sáng hồng ngoại phát ra từ nguồn nằm trong vùng trông thấy và vùng viba được chia làm các vùng nhỏ. Các máy phổ hồng ngoại thường sử dụng tia hồng ngoại nằm trong vùng trung gian[6]. Bức xạ hồng ngoại phát ra từ nguồn đến cuvet đựng dung dịch mẫu và cuvet đựng mẫu đối chứng. Bộ phân tích bao gồm các detector so sánh cường độ chùm sáng qua dung dịch mẫu (I) và qua mẫu đối chứng (I0). Tín hiệu quang được chuyển thành tín hiệu điện, sau khi được phóng đại tín hiệu sẽ chuyển sang bộ phận tự ghi để vẽ đồ thị sự phụ thuộc của % truyền qua (

0 .100 I I ) vào bước sóng. 0 .100 I T I = (2.3)

Trong đó: T - % truyền qua; I - Cường độ hồng ngoại sau khi đi qua lớp chất hấp thụ; I0 - Cường độ hồng ngoại trước khi đi qua lớp chất hấp thụ.

Một số đặc điểm của phổ IR: Phổ hồng ngoại cũng giống như phổ UV-vis dùng để nhận biết các chất, xác định độ tinh khiết, phân tích định lượng nhưng khác ở chỗ là phổ hồng ngoại có thể đo được các mẫu ở dạng rắn, lỏng khí còn phổ UV- Vis chỉ đo được mẫu dạng dung dịch.

Phương pháp xác định cấu trúc phân tử nhanh, ít phá hủy mẫu, xác định được hợp chất dựa vào phổ IR chuẩn. Tuy nhiên, phổ không cung cấp đầy đủ các thông tin về phân tử như phân tử lượng, vị trí tương đối các nhóm chức.

Thực nghiệm: Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đo phổ hồng ngoại

biến đổi fourier (FT-IR) (Perkin Elmer, Mỹ), sử dụng phương pháp tán xạ ATR tại Bộ môn Phòng Hóa, Khoa Hóa - Lý Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết NCKH CoFe2O4-CF 21.4 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)