Fe3+ khi tổng hợp CoFe2O4/CF ở 220oC tới hiệu quả phân hủy TTZ. Qúa trình EF sử dụng 4 catot khác nhau bao gồm: CF, CoFe2O4/CF 220oC [Co:Fe]=[2:4]mM, [Co:Fe]=[10:20]mM và [Co:Fe]=[20:40]mM. Điều kiện phản ứng là: [TTZ]=50 mg/L; [Na2SO4]= 0,05M; pH=3; mật độ dòng =8,33 mA.cm-2; Nhiệt độ=25oC. Kết quả được trình bày trên hình 3.8.
Hình 3.8. a. Ảnh hưởng của nồng độ Co2+và Fe3+ đến hiệu quả xử lý TTZ b.Đường cong động học loại bỏ TTZ ở các nồng độ Co2+và Fe3+ khác nhau
Điều kiện phản ứng: [TTZ]=50 mg/L; [Na2SO4]=0,05M; pH=3; mật độ dòng =8,33 mA.cm-2; Nhiệt độ=25oC
Kết quả hình 3.8b cho thấy quá trình phân hủy TTZ khi hàm lượng [Co2+] và [Fe3+] thay đổi đều tuân theo mô hình động học giả bậc 1 (R20,996). Với CF thô, sau 40 phút điện phân có 64,36% TZZ đã được loại bỏ. Hiệu quả loại bỏ và hằng số tốc độ phân hủy TTZ giảm khi tăng hàm lượng [Co2+] và [Fe3+]từ [2:4]- [20:40] mM (hình 3.8 a-b). Cụ thể, với nồng độ [Co2+] và [Fe3+] lần lượt là [2:4],
[10:20], [20:40] thì sau 40 phút hiệu quả phân hủy TTZ đạt 97,05%, 88,56% và 82,65% tương ứng, hằng số tốc độ phản ứng (kapp) tương ứng 0,0919 phút-1; 0,0544 phút-1; 0,0422 phút-1. Như vậy, khi sử dụng nồng độ Co2+: Fe3+=2:4mM sẽ cho hiệu quả phân hủy TTZ cao nhất, đạt 97,05%, hằng số tốc độ phản ứng phân hủy TTZ ở nồng độ này gấp hơn hai lần so với nồng độ 20:40mM. Điều này có thể giải khi tăng nồng độ Co2+và Fe3+ sẽ tạo thành các hạt CoFe2O4 có kích thước tinh thể lớn và kết tụ trên bề mặt của điện cực CF, làm giảm khả năng hoạt động
điện hóa trên bề mặt điện cực, làm giảm hiệu quả phân hủy TTZ. Từ đây, chúng tôi chọn điện cực catot CoFe2O4/CF 220oC nồng độ Co2+ và Fe3+ là 2:4mM để tiến hành các khảo sát tiếp theo.