Phương pháp quét thế tuần hoàn (CV)

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết NCKH CoFe2O4-CF 21.4 (Trang 43 - 44)

Nguyên lý: Áp vào điện cực nghiên cứu một hiệu điện thế biến thiên tuyến tính theo thời gian từ E1 đến E2 và ngược lại. Đo dòng đáp ứng theo điện thế tương ứng sẽ cho ta đồ thị CV biểu diễn mối quan hệ dòng điện - điện thế, trong đó Ipa và Ipc là dòng pic anốt và catốt, Epa và Epc là điện thế pic anốt và catốt. Dòng pic Ip xuất hiện được tính theo công thức:

Ip = K.n3/2AD1/2Cv1/2 (2.4)

Trong đó: K: hằng số Raidles – Cevick A: diện tích điện cực (cm2 ) n: số electron tham gia phản ứng điện cực D: hệ số khuếch tán (cm2/s) C: nồng độ chất trong dung dịch (mol/L) v: tốc độ quét thế (mV/s)

Hình 2.4. Quan hệ giữa dòng điện - điện thế trong quét thế tuần hoàn

Tốc độ quét có thể thay đổi tùy theo đối tượng nghiên cứu. Sự xuất hiện các pic oxi hóa, khử cho phép đánh giá về hoạt tính điện hóa của vật liệu như độ thuận nghịch hay bất thuận nghịch (sự tương quan của chiều cao pic, vị trí xuất hiện pic và hình dáng của pic).

Ứng dụng: Phương pháp quét thế tuần hoàn là một công cụ hữu hiệu cho việc nghiên cứu động học các quá trình điện cực, các quá trình trao đổi điện tử, quá trình hấp phụ lên bề mặt điện cực. Phương pháp quét thế tuần hoàn có thể xác định được số điện tử trao đổi trong phản ứng điện cực.

Thực nghiệm: Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đo quét thế tuần hoàn (CV) của các điện cực CoFe2O4/CF trong dung dịch K3[Fe(CN)6] trên thiết bị Autolab PGSTAT 302 Metrohm (Hà Lan), tại Bộ môn Công nghệ Hoá học, Khoa Hóa - Lý Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết NCKH CoFe2O4-CF 21.4 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)