Những đặc trƣng chủ yếu của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là thị trƣờng chứng khoán của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đƣợc chi phối bởi chính sách "Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo" và Nhà nƣớc vừa là nhà quản lý, giám sát hoạt động của nền kinh tế, vừa là ngƣời tổ chức hoạt động kinh tế. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có những khác biệt căn bản so với các thị trƣờng chứng khoán thế giới ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, mục đích (mục tiêu) của thị trƣờng chứng khoán là để tạo ra khả năng thanh khoản của vốn đầu tƣ chứng khoán, qua đó kích thích công chúng đầu tƣ; đồng thời là một kênh huy động và phân phối vốn đầu tƣ trực tiếp theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế, thông qua công cụ chứng khoán. Thị

trƣờng chứng khoán Việt Nam chấp nhận sự hình thành và phát triển nghề trung gian buôn bán chứng khoán kiếm lời từ chênh lệch giá cả, bởi vì chính hoạt động trung gian buôn bán chứng khoán có tác dụng duy trì tính thanh khoản của vốn đầu tƣ, nhƣng đó không phải là mục tiêu thị trƣờng.

Thứ hai, về sở hữu thị trƣờng chứng khoán (các trung tâm giao dịch chứng khoán). Trên thế giới đến nay có ba nhóm nƣớc khác nhau về quyền sở hữu thị trƣờng chứng khoán:

Loại thứ nhất, những thị trƣờng chứng khoán thuộc sở hữu của những thành viên. Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên gồm công ty chứng khoán, nhà môi giới lập nên và quản lý theo nguyên tắc tự quản. Những thành viên này nắm độc quyền mua bán chứng khoán và đƣợc luật pháp bảo hộ. Đó là những thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và một số thị trƣờng chứng khoán Nam Mỹ

Loại thứ hai, những thị trƣờng chứng khoán thuộc sở hữu của các ngân hàng, là những thị trƣờng chứng khoán hoạt động trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Các ngân hàng cùng với những tổ chức môi giới độc lập trực tuyến thực hiện mua bán giao dịch. Đó là những thị trƣờng chứng khoán của Đức, Thuỵ Sĩ, Áo, Hà Lan.

Loại thứ ba, những thị trƣờng chứng khoán thuộc sở hữu đại chúng, tổ chức tự do theo luật pháp và không có ai hƣởng độc quyền trong mua bán giao dịch chứng khoán. Quyền giao dịch mua bán thuộc về các thành viên. Những ngƣời sở hữu thị trƣờng chứng khoán có thể là tổ chức giao dịch hoặc không phải là thành viên giao dịch. Đó là thị trƣờng chứng khoán Luân Đôn, các thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc Bắc Mỹ, Nhật, Australia.

Ở Việt Nam, cơ chế kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trƣờng thực thụ đang trong quá trình hình thành, nền "văn hoá chứng khoán" của công chúng hầu nhƣ chƣa có, kể cả giới Ngân hàng. Do vậy khó có thể áp dụng loại hình nào trong ba loại trên. Việt Nam hiện nay áp dụng theo mô hình của Trung Quốc (mô hình thứ tƣ mới xuất hiện).

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là một tổ chức tài chính đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc thành lập, trực tiếp quản lý và điều hành. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán tại thị trƣờng chứng khoán do các tổ chức môi giới thành viên thực hiện. Giá chứng khoán do thị trƣờng quyết định, hình thành qua quan hệ cung - cầu, Nhà nƣớc không độc quyền can thiệp. Các tổ chức môi giới có thể là của Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân, do Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động. Sau một thời gian hoạt động, thị trƣờng trôi

chảy, các công ty môi giới chứng khoán hình thành và hoạt động tốt, các định chế tài chính trung gian đủ mạnh, Nhà nƣớc sẽ đa dạng hoá quyền sở hữu thị trƣờng chứng khoán cho các công ty chứng khoán thành viên. Trong tƣơng lai đến một lúc nào đó, Nhà nƣớc sẽ rút lui khỏi vị trí là ngƣời tham gia sở hữu thị trƣờng chứng khoán, trao quyền sở hữu toàn bộ thị trƣờng chứng khoán cho các công ty chứng khoán thành viên, Nhà nƣớc chỉ đứng vị trí của ngƣời quản lý, giám sát và bảo trợ cho thị trƣờng chứng khoán phát triển.

Thứ ba, Ngày nay, trên thế giới ngƣời ta coi sở giao dịch chứng khoán đồng nghĩa với thị trƣờng thứ cấp. Các cơ sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hầu nhƣ không có giao dịch phát hành, các giao dịch trong sở là giao dịch thứ cấp. Vì hoạt động phát hành chứng khoán của các thị trƣờng này đƣợc các công ty chứng khoán bảo lãnh theo hình thức bảo lãnh chắc chắn (công ty bảo lãnh mua toàn bộ số chứng khoán dự định phát hành theo giá thoả thuận, sau đó công ty bảo lãnh thông qua sở giao dịch bán lại cho ngƣời đầu tƣ theo giá thị trƣờng). Giao dịch mua bán giữa các công ty phát hành với công ty bảo lãnh là giao dịch sơ cấp, diễn ra bên ngoài sở giao dịch. Chỉ khi công ty bảo lãnh đƣa số chứng khoán đó ra bán lại cho ngƣời đầu tƣ - là giao dịch thứ cấp, mới diễn ra tại sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch còn là nơi thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ bằng biện pháp đấu thầu, hoặc đấu giá tập trung. Thị trƣờng chứng khoán tập trung của Việt Nam (Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch) vừa là thị trƣờng giao dịch mua bán lại (thị trƣờng thứ cấp), vừa là thị trƣờng giao dịch phát hành (thị trƣờng sơ cấp), giao dịch phát hành chứng khoán cũng đƣợc diễn ra tại sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch. Các công ty chứng khoán Việt Nam mới hình thành, chƣa đủ năng lực về vốn và kinh nghiệm kinh doanh để thực hiện bảo lãnh chắc chắn mà chủ yếu chỉ dƣới dạng đại lý bán, do đó giao dịch phát hành phải đƣợc diễn ra tại Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch.

Thứ tƣ, Việt Nam chƣa có thị trƣờng giao dịch cho chứng khoán không niêm yết. Các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới là chứng khoán giao dịch trong đó chủ yếu của những ngƣời trung gian kinh doanh chứng khoán, mục đích của giao dịch này là để kiếm chênh lệch giá chứng khoán, do đó họ đặt ra điều kiện niêm yết rất khắt khe, nhằm loại ra khỏi sở giao dịch những loại chứng khoán không có khả năng tạo ra chênh lệch giá cao. Những loại chứng khoán không đƣợc niêm yết sẽ giao dịch tại thị trƣờng OTC, là thị trƣờng thƣơng lƣợng, giao dịch trực tiếp giữa các công ty chứng khoán với nhau, không qua trung tâm giao dịch.

Mục đích trực tiếp của thị trƣờng giao dịch chứng khoán tập trung của Việt Nam là để tạo ra tính thanh khoản cho vốn đầu tƣ chứng khoán của ngƣời đầu tƣ. Do vậy, trƣớc hết điều kiện niêm yết phải có tính phổ thông (đại chúng), để cho các công ty có quy mô trung bình đều có thể niêm yết chứng khoán; Tuy nhiên cho đến nay các tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trƣờng tập trung của chúng ta là khá cao, lại chƣa có thị trƣờng OTC nên các chứng khoán chƣa niêm yết gần nhƣ không đƣợc quản lý và không có thị trƣờng giao dịch.

Thứ năm, chứng khoán giao dịch tại sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch ở Việt Nam là các loại chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, không có loại chứng khoán phái sinh có nguồn gốc từ cổ phiếu, nhƣ là bảo chứng phiếu, hợp đồng lựa chọn (Opion), hợp đồng tƣơng lai (Futures), bán khống (Short sales) và mua bảo chứng... Đó là giao dịch mang tính may rủi cao, không trực tiếp tạo ra vốn đầu tƣ.

Những đặc trƣng nói trên đƣợc quán triệt trong các chủ trƣơng, chính sách và cơ chế nghiệp vụ của thị trƣờng, trong đó những đặc trƣng đã đƣợc thể hiện trong luật pháp và hệ thống quy chế của thị trƣờng, nhƣng cũng có những đặc trƣng chƣa đƣợc thể hiện, có những đặc trƣng sẽ tồn tại lâu dài, nhƣng cũng có những đặc trƣng sẽ bị mất đi sau một thời gian hoạt động của thị trƣờng để thu hẹp khoảng cách so với các sở giao dịch chứng khoán của thế giới trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)