Có thể coi các nhà đầu tƣ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, việc tham gia tích cực cũng nhƣ trình độ hiểu biết của họ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thị trƣờng. Các nhà đầu tƣ đại diện cho “cầu” về hàng hoá một yếu tố không thể thiếu của bất kỳ thị trƣờng nào.
- Số lƣợng các nhà đầu tƣ: Nƣớc ta hiện có khoảng 25.000 tài khoản nhƣng các tài khoản có giao dịch thƣờng xuyên rất thấp. Số lƣợng các nhà đầu tƣ không nhiều lại thiếu kiến thức về chứng khoán và thị trƣờng chứng
khoán, chủ yếu họ đầu tƣ theo trào lƣu, chƣa có các phân tích đánh giá về loại hàng hoá mình định đầu tƣ. Nhìn chung, họ chỉ là những nhà đầu tƣ “nghiệp dƣ” tham gia thị trƣờng chứng khoán dƣới hình thức thăm dò vì vậy ảnh hƣởng yếu tố tâm lý là rất nặng nề.
- Thiếu vắng các nhà đầu tƣ lớn, có tổ chức, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bị hạn chế. Cho tới nay các nhà đầu tƣ có tổ chức của Việt Nam rất ít, trong khi trên thế giới, tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán chủ yếu là các nhà đầu tƣ có tổ chức dƣới hình thức Quỹ đầu tƣ chứng khoán. Sự chuyên nghiệp hoá của đội ngũ các nhà đầu tƣ góp phần quan trọng vào sự sôi động của thị trƣờng chứng khoán. Các tổ chức với tiềm lực tài chính lớn tạo thành động lực, đầu tầu cho các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ khác. Một phần quan trọng khác đó là sự hiện diện của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng ở thị trƣờng nƣớc ta hiện nay các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gặp rất nhiều rào cản nhƣ tỷ lệ cổ phần đƣợc nắm giữ và phƣơng thức mở tài khoản lƣu ký…vì vậy hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng chứng khoán là ngƣời cƣ trú tại Việt Nam .
Thị trƣờng chứng khoán có phát triển ổn định hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nguồn hàng hoá cung cấp cho thị trƣờng là một trong những nhân tố có tính chất quyết định. Vì vậy, việc nhanh chóng hoàn thiện môi trƣờng và điều kiện hoạt động sẽ làm cho thị trƣờng chứng khoán phát triển ổn định và đúng hƣớng, từng bƣớc bắt kịp đà phát triển chung của các thị trƣờng chứng khoán trong khu vực và trên thế giới.
CHƢƠNG 3.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HÀNG HOÁ
CHO THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN TỚI
Chúng ta có thể nhận thấy vai trò then chốt của thị trƣờng chứng khoán trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thị trƣờng chứng khoán là một hình thức hoạt động kinh tế - xã hội không ngừng thay đổi, phát triển cùng với sự phát triển của của nền kinh tế - xã hội. Việc phát triển thị trƣờng chứng khoán luôn đối mặt với nhiều thách thức nhƣ: sự xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp hơn của các loại hình công cụ hàng hoá giao dịch. Sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng đối với thị trƣờng. Hơn nữa, các hình thức gian lận cũng ngày càng tinh vi hơn, sự lây lan và mức độ rủi ro cho hệ thống đến từ xu hƣớng toàn cầu hoá. Sự xuất hiện của các hình thức tổ chức đầu tƣ, cách thức quản trị điều hành doanh nghiệp... Thách thức này đòi hỏi các nhà quản lý phải có khả năng thích ứng nhanh nhạy với các thay đổi đến từ thị trƣờng mới có thể đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Ở Việt Nam, trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, với mục tiêu phát triển đồng bộ các loại hình thị trƣờng, thị trƣờng chứng khoán phải đạt đƣợc mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nƣớc, tạo nên sức mạnh và khơi dậy tiềm năng to lớn của đất nƣớc đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, năng động và có chiến lƣợc cụ thể.
Nhận thức đƣợc vai trò to lớn của thị trƣờng chứng khoán, Chính phủ hết sức quan tâm chỉ đạo và đặc biệt chú trọng tới định hƣớng phát triển của thị trƣờng chứng khoán trong tƣơng lai. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng khoán trong giai đoạn 2003-2010 do Uỷ ban Chứng khoán nhà nƣớc xây dựng và đƣợc Chính phủ phê duyệt dựa trên quan điểm là đi từ qui mô nhỏ đến lớn, theo định hƣớng XHCN, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng thị trƣờng hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, bảo vệ ngƣời đầu tƣ, có thể linh hoạt thích ứng thực tế đồng thời tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng.
Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc: " Củng cố, ổn định và nâng cao chất lƣợng hoạt động của thị trƣờng, từng bƣớc mở rộng phạm vi, quy mô thị trƣờng; tăng cƣờng hiệu quả quản lý, giám sát thị trƣờng, bảo vệ ngƣời đầu tƣ. Góp phần phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam, đảm bảo ổn định và an ninh tài chính tiền tệ quốc gia; nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế. Tạo ra môi trƣờng nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá và huy động nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển".
Mục tiêu trong giai đoạn 2003 - 2005: Củng cố thị trƣờng chứng khoán và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho thị trƣờng, từng bƣớc phát triển quy mô và phạm vi hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là: hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán; tăng cung hàng hoá; hoàn thiện cơ sở hạ tầng về vật chất kỹ thuật của thị trƣờng; xây dựng và phát triển các định chế hoạt động trên thị trƣờng. Một số chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn này nhƣ sau:
- Phấn đấu đƣa tổng giá trị thị trƣờng đạt mức 2 - 3% GDP
- Xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán ban đầu cho cổ phiếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.
- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao dịch trại Trung tâm giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh, thay thế hệ thống ban đầu bằng hệ thống giao dịch tự động.
- Phát triển các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, thành lập một số công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tƣ chứng khoán.
Mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010: Tăng cƣờng năng lực và nâng cao chất lƣợng hoạt động cung cấp dịch vụ của thị trƣờng chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu là tăng cƣờng và mở rộng năng lực của thị trƣờng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ; khuyến khích, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh; thúc đẩy hội nhập quốc tế. Một số chỉ tiêu cụ thể giai đoạn này nhƣ sau:
- Tổng giá trị thị trƣờng đạt mức 10 - 15% GDP
- Nâng cấp Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán, hệ thống giao dịch, giám sát thị trƣờng, thông tin thị trƣờng tự động hoá hoàn toàn. Kết nối mạng giao dịch diện rộng giữa Sở giao dịch với các công ty chứng khoán, thực hiện giao dịch qua mạng Internet.
- Hiện đại hoá Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và chuẩn bị điều kiện xây dựng thị trƣờng chứng khoán phi tập trung (OTC) vào năn 2010.
- Thành lập một trung tâm lƣu ký độc lập, cung cấp đồng thời các dịch vụ thanh toán, lƣu ký, đăng ký chứng khoán tập trung, lƣu ký chứng khoán chƣa niêm yết, tiến tới mở tài khoản lƣu ký đến từng nhà đầu tƣ.
- Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tƣ chứng khoán.
- Thành lập thí điểm một công ty định mức tín nhiệm
- Quán triệt, nhất quán trong quan điểm xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở cấp các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nƣớc.
Nhìn chung, với định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán đến năm 2010 thì nhiệm vụ hàng đầu là củng cố và từng bƣớc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Về phát triển hàng hóa cho thị trƣờng chứng khoán, chiến lƣợc đã đặt ra các mục tiêu cụ thể là tổng giá trị giao dịch thị trƣờng phải tƣơng đƣơng 2-3% GDP vào năm 2005 và 10 -15% GDP vào năm 2010. Nhƣ vậy so với giá trị hiện tại chỉ đạt mức dƣới 1% GDP, các cơ quan chức năng còn rất nhiều việc phải làm để đạt đƣợc mục tiêu chung.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HOÁ CHO THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế vĩ mô
3.2.1.1. Ổn định nền tài chính - tiền tệ
Để phát triển và hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán nói chung và phát triển hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán nói riêng đòi hỏi phải có các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, Đặc biệt môi trƣờng tài chính- tiền tệ có ảnh hƣởng vô cùng lớn tới hoạt động của thị trƣờng chứng khoán vì đó là cái nôi của thị trƣờng chứng khoán. Muốn vậy, phải có nền tài chính quốc gia lành mạnh, một đồng tiền ổn định thông qua sự điều tiết vĩ mô về tiền tệ và lãi suất của Ngân hàng Trung ƣơng. Một chính sách thích hợp trong quản lý tiền tệ có tác dụng to lớn tới sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của nền kinh tế đồng thời cũng góp phần duy trì sự hoạt động ổn định của thị trƣờng chứng
khoán. Để đạt đƣợc mục tiêu trong chính sách tiền tệ và lãi suất Nhà nƣớc cần thiết phải chú trọng các vấn đề sau:
- Nhà nƣớc phải chú trọng hơn tới cân đối thu chi ngân sách, đảm bảo nguyên tắc chi tiêu ngân sách dựa vào nguồn thu mà chủ yếu là thu thuế. Để đạt đƣợc điều này, các chính sách về thuế cần tiếp tục đƣợc cải cách theo hƣớng giảm thuế, đi đôi với tăng cƣờng kiểm soát để tận thu hết nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc. Phát huy hết vai trò điều tiết vĩ mô của chính sách thuế đến tiết kiệm và tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc cần có các mức thuế suất đƣợc điều chỉnh hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhƣng lại phải đảm bảo hợp lý, cân đối trong mối quan hệ giữa khuyến khích tích luỹ, đầu tƣ và tiêu dùng, giữa thu và chi của ngân sách Nhà nƣớc.
- Nhà nƣớc cần duy trì một chính sách tiền tệ quốc gia hợp lý, linh hoạt nhƣng phải đảm bảo các nguyên tắc của thị trƣờng nhằm giữ vững sức mua đồng bản tệ, tạo niềm tin cho dân chúng yên tâm trong đầu tƣ. Đầu tƣ chứng khoán là hoạt động đầu tƣ lâu dài vì vậy các yếu tố về lạm phát, tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng trực tiếp đến đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán.
- Với vai trò điều tiết khối lƣợng tiền tệ nhằm mục tiêu số một là ổn định sức mua của đồng bản tệ thì các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ƣơng cần phải đƣợc độc lập ở mức độ nhất định. Những năm gần đây, các chính sách quản lý tiền tệ của Ngân hàng Tung ƣơng đã chuyển dịch dần sang hƣớng điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ thị trƣờng. Thay vì ấn định mức lãi suất trần và sàn, ấn định và kiểm soát hạn mức tín dụng thì nay đã thay bằng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và xây dựng thị trƣờng mở. Tuy nhiên, hiệu quả cho đến nay chƣa cao. Để thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và các thông lệ quốc tế, Ngân hàng Trung ƣơng cần chuyển hƣớng mạnh mẽ sang việc áp dụng các chính sách tiền tệ theo xu hƣớng thị trƣờng, tăng cƣờng sử dụng các công cụ gián tiếp nhƣ lãi suất tái chiết khấu, tăng cƣờng hoạt động trên thị trƣờng mở mà chủ yếu là mua bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nƣớc và tín phiếu kho bạc.
- Ngân hàng Trung ƣơng cần thiết phải mở rộng và hiện đại hoá các hình thức thanh toán vốn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, hệ thống thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc thiết lập, làm rút ngắn đáng kể các bƣớc trong quy trình thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ƣơng cần sớm nghiên cứu đƣa vào ứng dụng công nghệ mới thanh toán
bù trừ trên mạng. Có nhƣ vậy mới thúc đẩy các giao lƣu thanh toán nhanh chóng, giúp giảm bớt các chi phí đọng vốn không cần thiết do phải chờ dòng vốn lƣu chuyển, đồng thời giảm thiểu rủi ro vốn đã khá cao trong gian lận và chiếm dụng vốn. Đặc biệt nó còn gián tiếp tạo ra khả năng cho việc tổ chức hệ thống thanh toán, giao dịch chứng khoán nhanh chóng, an toàn.
- Các quyết định, chính sách cho nền kinh tế vĩ mô phải đƣợc cân nhắc theo nguyên tắc nhất quán trong thời gian dài, đặc biệt là các chính sách về phát triển kinh tế. Đối với yêu cầu phát triển thị trƣờng chứng khoán thì chính sách nhất quán, ổn định lâu dài và tôn trọng hình thức hoạt động của các thành phần kinh tế, nhất là công ty cổ phần là điều rất quan trọng vì dƣới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào việc tồn tại công ty cổ phần thì sự xuất hiện và tồn tại của thị trƣờng chứng khoán là tất yếu khách quan.
3.2.1.2. Chuẩn mực hoá và pháp luật hoá nội dung kinh tế của các loại chứng khoán
Sự xuất hiện của hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán gắn với các điều kiện kinh tế nhất định và các điều kiện đó thƣờng ổn định trong một thời gian dài. Trong khi đó trên thị trƣờng, hàng hoá thƣờng có sự thay đổi liên tục trên nhiều mặt khác nhau và về mặt pháp lý các quy định thƣờng khó theo kịp. Do đó, để hạn chế các tranh chấp về sở hữu, tạo sự ổn định trong các giao dịch mua bán cũng nhƣ thống nhất đƣợc những đặc điểm chung nhất về hình thức của các loại hàng hoá trên thị trƣờng, cần thiết phải có các quy định cơ bản nhất mang tính pháp lý. Hiện tại ở Việt Nam khung pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán là Nghị định số 48/1998/NĐ - CP (sau này là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003) và các thông tƣ, quy chế liên quan đã đề cập đến khái niệm về các loại chứng khoán. Tuy nhiên, các nội dung, phân loại cổ phiếu, trái phiếu lại đã xuất hiện trong Luật doanh nghiệp, nhƣ vậy nếu có các mâu thuẫn xảy ra thì sẽ phải áp dụng theo Luật doanh nghiệp, văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao hơn. Về lâu dài chúng ta phải xây dựng Luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, trong đó có đầy đủ các khái niệm, định nghĩa và nêu cụ thể các loại hàng hoá đƣợc giao dịch trên thị trƣờng, có nhƣ vậy thị trƣờng chứng khoán mới có khả năng tự giải quyết các tranh chấp. Nhìn chung, trên thế giới các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán mới xây dựng đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dƣới dạng quy định của chính phủ để linh hoạt và tiện cho việc thay đổi, xử lý các vấn đề phát sinh trong giai đoạn đầu sau đó mới nâng dần lên thành luật, và quãng thời gian này cũng
phải kéo dài trong vài chục năm. Khi đã có luật, loại văn bản có tính pháp lý cao, do Quốc hội ban hành thì việc sửa đổi, bổ sung là rất khó khăn, mà trong giai đoạn đầu các yếu tố thị trƣờng thƣờng xuyên thay đổi, chƣa ổn định, vì