Các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

- Quản trị điều hành doanh nghiệp: Nền kinh tế đã cơ bản hình thành các yếu tố thị trƣờng. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm thị trƣờng vẫn chƣa thực sự bén rễ trong hệ thống các doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng, hơn thế nữa thị trƣờng chứng khoán mới chỉ ở giai đoạn ban đầu chƣa thực sự thu hút các nhà quản trị doanh nghiệp. Bộ

máy lãnh đạo các doanh nghiệp chƣa nhận thức đúng và đầy đủ các kiến thức về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, đây đƣợc coi là nhân tố chủ chốt tạo hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán thì ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp hầu nhƣ vẫn đƣợc giữ nguyên nhất là với các công ty cổ phần mà Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối. Đặc biệt, hệ thống các doanh nghiệp chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tham gia thị trƣờng chứng khoán, mà chủ yếu vẫn đi vay ngân hàng. Điều này làm hạn chế nguồn cung hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay nhìn chung là chƣa cao, lợi nhuận thấp, quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Sau khi đƣợc cổ phần hoá các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình tìm chỗ đứng cho mình, chƣa tận dụng hết các khả năng và nguồn lực hiện có, chƣa có các chiến lƣợc phát triển lâu dài, những dự án lớn đòi hỏi lƣợng vốn nhiều.

- Một trong những nguyên tắc cơ bản để một công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán là công khai thông tin và báo cáo kiểm toán. Nhƣng đa số các doanh nghiệp đều rất ngại khi phải công khai tài chính và báo cáo kiểm toán, còn tâm lý cho rằng việc công khai thông tin sẽ làm lộ những bí mật trong kinh doanh ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh, rất nhiều công ty sợ bị thôn tính và thay đổi về tỷ lệ sở hữu.

- Các công ty muốn phát hành cổ phiếu hiện chƣa tìm đƣợc những giải pháp hữu hiệu, hầu hết rất lúng túng, vƣớng mắc về phƣơng pháp, chính sách trong việc bán cổ phiếu…Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hoá không có tƣ vấn và bảo lãnh phát hành, do đó, đều bán cổ phần trực tiếp tại doanh nghiệp khiến cho việc cổ phần hoá kéo dài, phát sinh các tiêu cực tranh chấp. Hậu quả là khi doanh nghiệp muốn niêm yết lại không đáp ứng đƣợc yêu cầu có ít nhất 100 nhà đầu tƣ ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)