Sự cần thiết ra đời thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Hiến pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992

xác định chế độ kinh tế ở nƣớc ta là: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” [10]. Đồng thời, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc 10

năm 2001-2010 cũng chỉ ra: “Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội

chủ nghĩa được hình thành về cơ bản” [30].

Mục tiêu của nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng XHCN Việt Nam, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa xác định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Chế độ sở hữu, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, bao gồm tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa và tƣ nhân tƣ bản nƣớc ngoài và các hình thức hợp doanh giữa các chủ thể sở hữu khác nhau. Theo đó, kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhiều thành phần: Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế cá thể (gia đình). Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Nhà nƣớc Việt Nam vừa là ngƣời tổ chức hoạt động kinh tế thuộc khu vực kinh tế nhà nƣớc, vừa là ngƣời thống nhất quản lý hoạt động kinh tế của nền kinh tế. Nhà nƣớc thực hiện quản lý kinh tế bằng hệ thống chính sách, luật pháp và các công cụ đòn bẩy kinh tế nhƣ thuế, lãi suất và các tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm hàng hoá. Trong mối liên hệ giữa nhà nƣớc với các pháp nhân kinh tế, kể cả pháp nhân kinh tế nhà nƣớc, nhà nƣớc không chịu trách nhiệm thay cho các pháp nhân kinh tế và các pháp nhân kinh tế cũng không chịu trách nhiệm thay cho Nhà nƣớc trong hoạt động kinh tế.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc thể hiện ở vị trí then chốt, là nhân tố mở đƣờng cho sự phát triển kinh tế, là lực lƣợng vật chất quan trọng là công cụ của nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế, đi đầu ứng dụng khoa học - công nghệ khả năng chi phối nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh. Kinh tế nhà nƣớc là đòn bẩy để đẩy nhanh mức độ tăng trƣởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đƣờng hƣớng dẫn, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nƣớc là lực lƣợng vật chất để Nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết, tạo nền tảng cho chế độ xã hội.

Sau gần 20 năm đổi mới, kinh tế đất nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tăng trƣởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản suất các sản phẩm chủ yếu tăng hơn trƣớc; nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, từ chỗ nền kinh tế chủ yếu chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo; đời sống các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện; hệ thống tài chính, tiền tệ đƣợc đổi mới, hệ thống Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cải tiến chất lƣợng và hiệu qủa tín dụng; Cơ chế quản lý ngoại hối, chính sách tỷ giá đã linh hoạt hơn dựa trên nguyên tắc của thị trƣờng; hệ thống pháp luật về kinh tế sửa đổi phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vƣợt qua đƣợc cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trƣờng do những biến động ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây gây ra. Không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Châu Á mặc dù hậu quả của nó đối với nƣớc ta cũng khá nặng nề...

"Vốn" là một nhân tố đƣợc đặt lên hàng đầu, đặc biệt khan hiếm ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tiềm năng kinh tế Việt Nam có, lực lƣợng lao động Việt Nam dồi dào, làm sao để có vốn đầu tƣ khai thác? Chung quy lại có hai loại nguồn vốn để thu hút: vốn trong nƣớc và vốn nƣớc ngoài. Trong đó vốn trong nƣớc giữ vai trò chủ yếu, vốn nƣớc ngoài có ý nghĩa quan trọng.

Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài chắc chắn là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Việc huy động vốn từ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện thông qua các kênh đầu tƣ trực tiếp (FDI); đầu tƣ gián tiếp (ODA) và đầu tƣ gián tiếp thông qua thị trƣờng chứng khoán. Giải pháp này bên cạnh những mặt tích cực, thực tế chứa đựng không ít rủi ro. Vốn (tƣ bản) từ bên ngoài vào nhiều thì khối lƣợng tiền tệ trong nƣớc tất yếu phải

gia tăng, trong khi thời kỳ đầu khả năng cho ra sản phẩm từ nguồn vốn này hầu nhƣ chƣa có. Nhƣ vậy, tốc độ lạm phát sẽ gia tăng. Mặt khác, khi nền kinh tế mới đi vào ổn định, thậm chí có thể chƣa thực sự ổn định, thì phải chi trả một phần doanh lợi từ nguồn vốn đó. Tức là một khối lƣợng không nhỏ vốn ngoại tệ trong nƣớc phải chuyển ra nƣớc ngoài, sẽ làm mất cân đối nặng nề cán cân thanh toán quốc tế. Đầu tƣ quốc tế qua thị trƣờng chứng khoán là một hoạt động đầu tƣ tài chính (hoạt động của thị trƣờng tài chính). Đặc điểm của thị trƣờng tài chính là vốn tài chính tạo thành những dòng chảy "tự do". Dòng vốn tài chính sẽ tự động chảy vào những vũng "trũng", tức là những thị trƣờng tiềm năng. Và điều quan trọng là dòng vốn tài chính đó cũng sẽ tự do ào ạt chảy ra khi môi trƣờng đầu tƣ có dấu hiệu không lành mạnh. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nƣớc trong khu vực vừa diễn ra là một điển hình. Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đô la giá trị chứng khoán sẽ đƣợc tung ra bán tống bán tháo khi đồng bản tệ bị mất giá, vì ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài thấy rằng không còn có lợi cho việc đầu tƣ, tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trƣờng chứng khoán nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung.

Với những lý do đã phân tích, trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế 10

năm 2001-2010, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã chỉ ra: “Phát triển nhanh và

bên vững thị trường vốn, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán,…”[29]. Định hƣớng phát huy nguồn nội lực luôn là chân lý. Với cách nhìn đó, sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán nhằm huy động nguồn sức mạnh tự thân mà các kênh lƣu thông vốn truyền thống chƣa khơi dậy hết đƣợc nhƣ huy động vốn qua hệ thống Ngân hàng, hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)