II. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤ P TÍNH
7. Phòng, chống viêm đường hô hấp
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi.
Hình 8.1: Phân biệt giữa trẻ có rút lõm lồng ngực và không có rút lõm lồng ngực
5. Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cấp tính
- Giữấm cho trẻ: cho trẻ nằm ở nơi ấm nhưng thoáng mát, mặc ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
- Làm sạch, thông mũi và dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, mắt thường xuyên cho trẻ.
- Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung vitamin A theo hướng dẫn của chương trình phòng, chống thiếu vitamin A.
6. Nuôi dưỡng trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cấp tính
- Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường, khi cho bú có thể giữa chừng trẻ sẽ nhả vú ra, sau đó lại tiếp tục cho bú, vì vậy thời gian mỗi lần bú sẽ lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không bú được, bà mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung: nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhỏ. Đa dạng hóa bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi cách chế biến và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻăn được nhiều.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép quả tươi và ăn thêm quả chín để bù lại lượng nước bị mất do trẻ bị sốt và cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C cho trẻ.
- Sau khi trẻ khỏi bệnh cần cho trẻ ăn tăng thêm bữa với các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục.
7. Phòng, chống viêm đường hô hấp
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi.
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.
- Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Khi gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp cần cách ly để không lây sang trẻ.
Bài 9
THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG
VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu không giải quyết tận gốc những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi trong hai năm đầu đời thì khó có thể cải thiện chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và có các biện pháp kịp thời cải thiện tình trạng này.
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻđang phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng là đo chiều cao, cân nặng của trẻ đều đặn hằng tháng và đánh dấu trên biểu đồ tăng trưởng. Trên biểu đồ tăng trưởng đã có vẽ một đường cong chuẩn để so sánh, theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao của trẻ. Nếu trẻ không tăng cân nặng,
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.
- Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Khi gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp cần cách ly để không lây sang trẻ.
Bài 9
THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG
VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng thấp còi sẽảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu không giải quyết tận gốc những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi trong hai năm đầu đời thì khó có thể cải thiện chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và có các biện pháp kịp thời cải thiện tình trạng này.
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ đang phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng là đo chiều cao, cân nặng của trẻ đều đặn hằng tháng và đánh dấu trên biểu đồ tăng trưởng. Trên biểu đồ tăng trưởng đã có vẽ một đường cong chuẩn để so sánh, theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao của trẻ. Nếu trẻ không tăng cân nặng,
chiều cao là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt.
Mỗi trẻ dưới 5 tuổi đều cần có biểu đồ tăng trưởng riêng do bà mẹ hoặc các thành viên trong gia đình cất giữđể theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng sẽ giúp cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình và có sự điều chỉnh về chăm sóc và nuôi dưỡng kịp thời để dự phòng sớm suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì.