VAI TRÒ CỦA VỆ SINH

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 2 (Trang 67 - 69)

VỚI PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ

Vệ sinh đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn, phát triển và tăng trưởng của trẻ em. Khi các điều kiện vệ sinh được cung cấp đầy đủ cùng với các hành vi thực hành vệ sinh được cải thiện thì chúng ta có khả năng đạt được những kết quả sau: - Giảm tỷ lệ bệnh tật trong cộng đồng. - Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tiêu chảy. - Trẻ em có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. - Môi trường sạch hơn. - Trẻđi học đều đặn và kết quả học tập tốt hơn. Bảo đảm được nhân phẩm và sự riêng tư cho các cá nhân, đặc biệt là cho phụ nữ và các bé gái.

Do vậy, chúng ta cần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh và nhu cầu để xây dựng chiến lược lâu dài hơn.

1. Vệ sinh rất quan trọng đối với sức khỏe con người con người

Phân người là nguồn tác nhân gây bệnh tiêu chảy chính. Nếu không có các điều kiện vệ sinh để lưu chứa và xử lý phân người, sức khỏe của những người sống xung quanh đó sẽ bị ảnh hưởng. Tiêu chảy là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em và có thể giảm nhờ cải thiện vệ sinh. Bên cạnh đó, nhiễm giun cũng làm suy giảm sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động của trẻ em. Trẻ bị mắc tiêu chảy có sức khỏe yếu sẽ dễ mắc các nhiễm trùng khác như viêm đường hô hấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở

Để đáp ứng với nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và sản xuất ra các tế bào miễn dịch và cytokin với số lượng lớn nhằm chống sự xâm nhập của vi sinh vật. Tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính (như bệnh đường ruột do môi trường) có thể khiến nồng độ cytokin cao liên tục và điều này gây tác động xấu tới sự trao đổi chất, làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ.

Tóm lại, nhiễm khuẩn và dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ, đa chiều. Việc kết hợp cải thiện dinh dưỡng với các nỗ lực nhằm ngăn chặn và kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ là phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu. Các thành phần chính của kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm khuyến khích có hiệu quả việc rửa tay với xà phòng và nước, cải thiện chất lượng vệ sinh và nước, từ đó làm giảm đáng kể bệnh tiêu chảy.

II. VAI TRÒ CỦA VỆ SINH

VỚI PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ

Vệ sinh đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn, phát triển và tăng trưởng của trẻ em. Khi các điều kiện vệ sinh được cung cấp đầy đủ cùng với các hành vi thực hành vệ sinh được cải thiện thì chúng ta có khả năng đạt được những kết quả sau: - Giảm tỷ lệ bệnh tật trong cộng đồng. - Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tiêu chảy. - Trẻ em có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. - Môi trường sạch hơn. - Trẻđi học đều đặn và kết quả học tập tốt hơn. Bảo đảm được nhân phẩm và sự riêng tư cho các cá nhân, đặc biệt là cho phụ nữ và các bé gái.

Do vậy, chúng ta cần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh và nhu cầu để xây dựng chiến lược lâu dài hơn.

1. Vệ sinh rất quan trọng đối với sức khỏe con người con người

Phân người là nguồn tác nhân gây bệnh tiêu chảy chính. Nếu không có các điều kiện vệ sinh để lưu chứa và xử lý phân người, sức khỏe của những người sống xung quanh đó sẽ bị ảnh hưởng. Tiêu chảy là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em và có thể giảm nhờ cải thiện vệ sinh. Bên cạnh đó, nhiễm giun cũng làm suy giảm sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và phát triển tâm vận động của trẻ em. Trẻ bị mắc tiêu chảy có sức khỏe yếu sẽ dễ mắc các nhiễm trùng khác như viêm đường hô hấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở

trẻ em. Như vậy, vệ sinh ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của trẻ em.

2. Vệ sinh mang lại các lợi ích kinh tế do giảm các chi phí giảm các chi phí

Ảnh hưởng đến sức khỏe của tình trạng vệ sinh kém dẫn đến các chi phí tài chính bao gồm cả các chi phí y tế trực tiếp liên quan đến điều trị các bệnh tật do vệ sinh kém gây ra cũng như thu nhập bị giảm sút do giảm hoặc mất năng lực lao động và các chi phí của Nhà nước để cung cấp các dịch vụ y tế. Thêm vào đó là các chi phí về thời gian và công sức do các công trình vệ sinh ở xa hoặc thiếu thốn, chất lượng sản xuất các sản phẩm kém do nước kém vệ sinh, giảm thu nhập do du lịch (do nhiều nguy cơ ô nhiễm và bệnh tật) và chi phí dọn dẹp vệ sinh.

3. Vệ sinh đóng góp vào sự phát triển xã hội xã hội

Việc cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh tốt là bước đầu tiên tạo lập được môi trường học tập thể chất tốt cho cả việc học hành lẫn sức khỏe của trẻ. Vệ sinh tốt cung cấp sự riêng tư và hỗ trợ cho phụ nữ/người chăm sóc để có thể chăm sóc trẻ tốt và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Các trường học có điều kiện vệ sinh sạch sẽ sẽ thu hút được học sinh đi học đều, đặc biệt là các em gái. Trẻ em

khỏe mạnh thì sẽ đi học chăm hơn và thu nhận được từ trường học nhiều kiến thức hơn. Thiếu điều kiện vệ sinh sạch sẽ và riêng tư cũng như nước rửa sẽ hạn chế đến việc tới trường của trẻ em, nhất là trẻ em gái, từ đó các em sẽ mất cơ hội học tập và ảnh hưởng đến sự phát triển con người.

4. Vệ sinh giúp cho môi trường được tốt hơn

Ở những vùng dân cư không được cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh không tốt, nước thải được đổ trực tiếp vào sông suối, hồ ao, do đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và khiến hàng triệu trẻ em phơi nhiễm với mầm bệnh. Đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa, các loại nước thải sinh hoạt, nước cống và chất thải cứng không được xử lý dẫn đến hàng loạt mối nguy về các bệnh truyền nhiễm do ô nhiễm không khí, nước và đất. Quản lý chất thải kém còn dẫn đến mất đa dạng sinh học. Việc cải thiện điều kiện vệ sinh sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho môi trường, bảo đảm tính bền vững của nguồn lực môi trường và bảo đảm tương lai khỏe mạnh, an toàn cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 2 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)