1. Lương thực cơ bản
Lương thực giúp cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và phát triển. Lương thực cơ bản bao gồm gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì... Gạo là
của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu. Từ tháng thứ 7 nên cho trẻ ăn bổ sung với nhiều loại thực phẩm khác nhau, chú ý cho thêm dầu mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin D. Một số loại thực phẩm có nhiều vitamin D hơn các loại thực phẩm khác bao gồm cá có nhiều chất dầu như cá hồi, cá thu, cá trích... hoặc nấm phơi khô.
Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D, hoặc uống vitamin D dự phòng theo chỉđịnh của bác sĩ.
Bài 7
MÔ HÌNH VAC NHẰM TẠO NGUỒN
VÀ SỬ DỤNG THỰC PHẨM TẠI CHỖ
Bảo đảm chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là giải pháp cơ bản để phòng, chống suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.
Sử dụng một cách hợp lý và đa dạng các thực phẩm sẵn có ởđịa phương để bảo đảm chếđộ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ chính là giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Để bảo đảm đủ dinh dưỡng, nhất là các vi chất dinh dưỡng như vitamin A và sắt, kẽm, canxi thì bữa ăn hằng ngày cần có nhiều loại thực phẩm, chế biến đa dạng, đổi món.
I. CÁC NHÓM THỰC PHẨM CHÍNH
1. Lương thực cơ bản
Lương thực giúp cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và phát triển. Lương thực cơ bản bao gồm gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì... Gạo là
lương thực có giá trị dinh dưỡng hơn cả. Khoai lang nghệ, ngô vàng là nguồn cung cấp β-caroten hay tiền vitamin A tốt. Khoai, sắn có giá trị dinh dưỡng kém hơn, nên ăn kết hợp để bổ sung cho bữa ăn đủ chất. Đối với các loại lương thực này các gia đình ở vùng nông thôn đều có thể trồng được.
2. Thực phẩm giàu đạm
Các thực phẩm giàu đạm giúp xây dựng cơ thể, tăng cường sức đề kháng để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Các thực phẩm giàu đạm gồm các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,... Đây là nguồn đạm quý có nhiều axít amin cần thiết cho cơ thể.
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò,... có nhiều chất sắt giúp phòng, chống thiếu máu tốt nhưng cũng nhiều cholesterol. Thịt gia cầm dễ hấp thu và nhiều axít béo tốt. Ngoài giàu đạm, các thực phẩm này còn giàu cả các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A... Trứng các loại cũng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì có lượng đạm cao, nhiều vitamin A giúp chống khô mắt, vitamin D giúp chống còi xương.
Cá từ biển, sông, ao, hồ, đồng ruộng là nguồn đạm và chất sắt quý cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Các gia đình cũng có thể tận dụng nguồn đạm động vật từ cua, ếch, tôm, tép... tự bắt hoặc mua với giá rất rẻ.
Bên cạnh đó, còn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, đặc biệt là đỗ tương, vừng, lạc. Đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng có hàm lượng chất đạm, chất sắt khá cao. Các sản phẩm chế biến từ đậu đỗ như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ... cũng là những thức ăn tốt cho trẻ. Các thực phẩm này cũng có chất sắt nhưng ở dạng khó hấp thu hơn, phụ thuộc nhiều vào sự có mặt các chất hỗ trợ (vitamin C) hay chất ức chế hấp thu (phytat, tanin) trong chế độ ăn. Các thực phẩm thực vật thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với thực phẩm giàu đạm động vật. Vì vậy nên phối hợp các loại thực phẩm để bảo đảm chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
3. Các thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu, mỡ (như vitamin A, D, E, K...) giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng. Ngoài các loại mỡ hay được tiêu thụ phổ biến như mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá là nguồn chất béo rất tốt vì nhiều axít béo không no, nhiều DHA... tốt cho sự phát triển não bộ và các loại đỗ tương, vừng, lạc cũng là nguồn chất
lương thực có giá trị dinh dưỡng hơn cả. Khoai lang nghệ, ngô vàng là nguồn cung cấp β-caroten hay tiền vitamin A tốt. Khoai, sắn có giá trị dinh dưỡng kém hơn, nên ăn kết hợp để bổ sung cho bữa ăn đủ chất. Đối với các loại lương thực này các gia đình ở vùng nông thôn đều có thể trồng được.
2. Thực phẩm giàu đạm
Các thực phẩm giàu đạm giúp xây dựng cơ thể, tăng cường sức đề kháng để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Các thực phẩm giàu đạm gồm các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,... Đây là nguồn đạm quý có nhiều axít amin cần thiết cho cơ thể.
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò,... có nhiều chất sắt giúp phòng, chống thiếu máu tốt nhưng cũng nhiều cholesterol. Thịt gia cầm dễ hấp thu và nhiều axít béo tốt. Ngoài giàu đạm, các thực phẩm này còn giàu cả các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A... Trứng các loại cũng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì có lượng đạm cao, nhiều vitamin A giúp chống khô mắt, vitamin D giúp chống còi xương.
Cá từ biển, sông, ao, hồ, đồng ruộng là nguồn đạm và chất sắt quý cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Các gia đình cũng có thể tận dụng nguồn đạm động vật từ cua, ếch, tôm, tép... tự bắt hoặc mua với giá rất rẻ.
Bên cạnh đó, còn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, đặc biệt là đỗ tương, vừng, lạc. Đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng có hàm lượng chất đạm, chất sắt khá cao. Các sản phẩm chế biến từ đậu đỗ như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ... cũng là những thức ăn tốt cho trẻ. Các thực phẩm này cũng có chất sắt nhưng ở dạng khó hấp thu hơn, phụ thuộc nhiều vào sự có mặt các chất hỗ trợ (vitamin C) hay chất ức chế hấp thu (phytat, tanin) trong chế độăn. Các thực phẩm thực vật thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với thực phẩm giàu đạm động vật. Vì vậy nên phối hợp các loại thực phẩm để bảo đảm chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
3. Các thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu, mỡ (như vitamin A, D, E, K...) giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng. Ngoài các loại mỡ hay được tiêu thụ phổ biến như mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá là nguồn chất béo rất tốt vì nhiều axít béo không no, nhiều DHA... tốt cho sự phát triển não bộ và các loại đỗ tương, vừng, lạc cũng là nguồn chất
béo quý vì có nguồn axít béo không no có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol và hạn chế xơ vữa động mạch.
4. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các loại rau, quả đều có thể được trồng ở vườn nhà.
Rau ở nước ta có quanh năm, ở khắp các miền đất nước, mùa nào thức nấy. Các loại rau quả có màu xanh sẫm, màu vàng, đỏ như rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền, cà chua, đậu đũa, đậu cove, bầu, bí, cà rốt, su hào... là nguồn vitamin rất quý, nhất là vitamin A và vitamin C.
Quả chín cũng là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Các loại quả có màu vàng như xoài, đu đủ, hồng, dứa có nhiều tiền vitamin A. Hầu hết các loại quảđều chứa vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng, tăng hấp thu sắt trong cơ thể.
Như vậy, đại đa số các thực phẩm cần thiết để bảo đảm chế độ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻđều có thểđược cung cấp từ các thực phẩm sẵn có ở địa phương mà mỗi gia đình, thôn/xóm hay làng/xã đều có thể chăn nuôi, trồng trọt với quy mô từ nhỏ đến
lớn để cung cấp cho chính gia đình mình hoặc mua bán, trao đổi với người dân trong địa phương có thể tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn và kinh tế gia đình.