Nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 2 (Trang 49 - 51)

I. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

6. Nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy

- Nếu trẻđang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ là thức ăn trẻ có thể hấp thụ tốt nhất ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy.

- Nếu trẻ đang được nuôi nhân tạo bằng sữa công thức thì nên pha loãng sữa hoặc sử dụng sữa không có đường lactose.

- Nếu trẻ ăn đang bổ sung thì cần cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cà rốt, rau xanh, dầu ăn, chuối tiêu, hồng xiêm, nước dừa, đu đủ... Không sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt vì khó tiêu hóa.

- Có thể sử dụng sữa chua cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Sữa chua có các chủng vi khuẩn có lợi, giúp tái lập thăng bằng vi khuẩn trong ruột.

- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Cứ 3-4 giờ cho trẻ ăn một lần, cho ăn khoảng 6 lần trong ngày. Cho trẻ ăn ít và nhiều lần thì tốt hơn là ăn nhiều nhưng ít lần.

- Thức ăn của trẻ cần nấu kỹ, mềm, dễ tiêu hóa và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để bảo đảm vệ sinh.

- Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp, nước ngọt có ga và các loại thức ăn có nhiều đường.

tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Khi quá 24 giờ đổ dung dịch đã pha đi và pha dung dịch mới.

Sử dụng nước đun sôi để nguội để pha. Không dùng nước khoáng, nước đóng chai, vì các ion kim loại trong loại nước này sẽ làm mất cân bằng điện giải của Oresol.

Pha nguyên gói cho mỗi lần sử dụng.

Không cho thêm muối, đường hay bất cứ chất làm ngọt, tạo hương vị khác vào dung dịch Oresol pha cho trẻ uống.

+ Cách cho uống: Không cho trẻ uống bằng bình, cho trẻ nhỏ uống bằng thìa, khoảng 1-2 phút cho uống một thìa. Trẻ lớn hơn cho uống bằng cốc, uống từng ngụm nhỏ. Không nên cho trẻ uống quá nhanh. Nếu trẻ bị nôn, cần ngừng cho uống trong 10 phút, sau đó lại tiếp tục cho uống.

+ Số lượng dịch cần cho trẻ uống sau mỗi lần đi ngoài:

Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100 ml. Trẻ 2-10 tuổi: 100-200 ml.

Trẻ 10 tuổi trở lên: Uống theo nhu cầu.

+ Dung dịch thay thế: Nếu không có Oresol có thể pha dung dịch thay thế gồm 8 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Hoặc nấu nước cháo muối bao gồm 50 g gạo, một nhúm muối (3,5 g) và 6 bát cơm nước (1.200 ml) đun nhừ lọc lấy 5 bát nước (1.000 ml).

6. Nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy

- Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ là thức ăn trẻ có thể hấp thụ tốt nhất ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy.

- Nếu trẻ đang được nuôi nhân tạo bằng sữa công thức thì nên pha loãng sữa hoặc sử dụng sữa không có đường lactose.

- Nếu trẻ ăn đang bổ sung thì cần cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cà rốt, rau xanh, dầu ăn, chuối tiêu, hồng xiêm, nước dừa, đu đủ... Không sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt vì khó tiêu hóa.

- Có thể sử dụng sữa chua cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Sữa chua có các chủng vi khuẩn có lợi, giúp tái lập thăng bằng vi khuẩn trong ruột.

- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Cứ 3-4 giờ cho trẻ ăn một lần, cho ăn khoảng 6 lần trong ngày. Cho trẻ ăn ít và nhiều lần thì tốt hơn là ăn nhiều nhưng ít lần.

- Thức ăn của trẻ cần nấu kỹ, mềm, dễ tiêu hóa và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để bảo đảm vệ sinh.

- Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp, nước ngọt có ga và các loại thức ăn có nhiều đường.

- Sau khi khỏi tiêu chảy, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa nữa trong 2 tuần liền. Với trẻ tiêu chảy kéo dài cần cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu 1 tháng.

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 2 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)