III. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP
2. Thảo luận nhóm
Là một buổi thảo luận trong đó nhiều người cùng trao đổi, chia sẻ, bàn bạc về một chủ đề đang được quan tâm. Đây là phương pháp thông dụng và có hiệu quả trong truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng. Nhóm thảo luận tối đa không quá 20 người. Trung bình nhóm thảo luận có từ 7-10 người.
2.1. Mục đích của thảo luận nhóm
- Hỗ trợ và động viên các thành viên trong nhóm thực hiện và duy trì các hoạt động có liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc bà mẹ, trẻ em.
- Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng để mọi người học tập lẫn nhau. Ví dụ: trong nhóm các phụ nữ đang mang thai, những người đã từng sinh con sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc đi khám thai, ăn uống đủ dinh dưỡng và việc chuẩn bị đón đứa trẻ chào đời cho những phụ nữ mang thai lần đầu.
- Tạo khả năng để các thành viên đóng góp sức lực của mình giúp đỡ những thành viên trong nhóm gặp khó khăn.
Ví dụ: Các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm, giúp giống cây để trồng các loại rau giàu vitamin A và chất sắt cung cấp cho bữa ăn của trẻ...
2.2. Chuẩn bị một cuộc thảo luận nhóm
- Chọn chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có các vấn đề quan tâm khác nhau.
Ví dụ: phụ nữ mang thai những tháng đầu sẽ mong muốn được biết các thông tin về khám thai, uống thêm sắt và chếđộăn uống như thế nào để mẹ khỏe, thai khỏe. Những phụ nữ có con dưới 1 tuổi
- Chào và cảm ơn gia đình trước khi ra về, hẹn lần sau đến thăm lại.
1.4. Kỹ năng đến thăm hộ gia đình
- Tôn trọng các quy tắc xã giao, phong tục của địa phương và của gia đình.
- Tạo không khí vui vẻ, thân thiện, cảm thông. - Lắng nghe, quan sát và xác định các vấn đề khó khăn trong chăm sóc dinh dưỡng của trẻ tại gia đình.
- Trao đổi và hướng dẫn thực hành chăm sóc trẻ một cách ngắn gọn, rõ ràng.
- Không nói dông dài những điều không cần thiết vì gia đình có thể bận nhiều việc khác.
- Nên khuyến khích, động viên, hạn chế chê bai. - Khi đến thăm hộ gia đình hãy mang theo tài liệu truyền thông và sổ tay để ghi lại các thông tin cần thiết.
2. Thảo luận nhóm
Là một buổi thảo luận trong đó nhiều người cùng trao đổi, chia sẻ, bàn bạc về một chủ đề đang được quan tâm. Đây là phương pháp thông dụng và có hiệu quả trong truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng. Nhóm thảo luận tối đa không quá 20 người. Trung bình nhóm thảo luận có từ 7-10 người.
2.1. Mục đích của thảo luận nhóm
- Hỗ trợ và động viên các thành viên trong nhóm thực hiện và duy trì các hoạt động có liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc bà mẹ, trẻ em.
- Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng để mọi người học tập lẫn nhau. Ví dụ: trong nhóm các phụ nữ đang mang thai, những người đã từng sinh con sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc đi khám thai, ăn uống đủ dinh dưỡng và việc chuẩn bị đón đứa trẻ chào đời cho những phụ nữ mang thai lần đầu.
- Tạo khả năng để các thành viên đóng góp sức lực của mình giúp đỡ những thành viên trong nhóm gặp khó khăn.
Ví dụ: Các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm, giúp giống cây để trồng các loại rau giàu vitamin A và chất sắt cung cấp cho bữa ăn của trẻ...
2.2. Chuẩn bị một cuộc thảo luận nhóm
- Chọn chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có các vấn đề quan tâm khác nhau.
Ví dụ: phụ nữ mang thai những tháng đầu sẽ mong muốn được biết các thông tin về khám thai, uống thêm sắt và chếđộăn uống như thế nào để mẹ khỏe, thai khỏe. Những phụ nữ có con dưới 1 tuổi
quan tâm đến chế độ nuôi dưỡng trẻ, làm thế nào để trẻ ăn tốt, lên cân đều và không bị suy dinh dưỡng,...
- Thu thập thông tin về chủđề sẽ thảo luận. - Chuẩn bị thời gian và địa điểm yên tĩnh, thuận tiện để mọi người có thểđến dựđông đủ.
- Chuẩn bị phương tiện, nội dung và một số câu hỏi trong khi thảo luận.
- Thông báo cho lãnh đạo địa phương và đối tượng biết.
2.3. Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Bước 1: Giới thiệu đối tượng tham dự và truyền thông viên. Nêu chủđề sẽ thảo luận.
Bước 2: Trao đổi để tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về vấn đề này: Họ biết gì? Họ đã làm gì? Kết quả ra sao? Họ cảm thấy thế nào về chủ đề này? Hãy khen ngợi những ý kiến hay. Không nên chê bai những điều mà mọi người làm chưa đúng, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm nhẹ nhàng. Tốt nhất bạn hãy giúp đỡ để đối tượng tự nhận ra những điều tốt.
Bước 3: Bổ sung thêm thông tin cho chính xác và đầy đủ, cung cấp thêm kỹ năng mới nếu cần thiết.
Bước 4: Tìm hiểu xem mọi người có khó khăn gì khi thực hiện hành vi mới, nếu có hãy cùng mọi người thảo luận để giải quyết. Bước 5: Cuối cùng, hãy tóm tắt các điểm chính và thống nhất cam kết của mọi người thực hiện hành vi mới. 2.4. Các kỹ năng tổ chức tốt thảo luận nhóm - Chuẩn bị tốt chủ đề, các câu hỏi, các tình huống liên quan.
- Bầu nhóm trưởng là người tháo vát, được tín nhiệm, nói năng lưu loát.
- Giải thích cặn kẽ, rõ ràng, bảo đảm đối tượng hiểu được yêu cầu của buổi thảo luận.
- Khuyến khích đối tượng tham gia tích cực: cố gắng lôi kéo những người nhút nhát, ít nói vào cuộc bằng cách mời họ phát biểu. Hạn chế những người nói quá nhiều và nói thường xuyên bằng cách cảm ơn sự đóng góp của họ rồi mời người khác phát biểu.
- Điều chỉnh kịp thời không để buổi thảo luận đi chệch hướng: hãy nhắc lại câu hỏi thảo luận để đối tượng tập trung hơn vào chủđề chính, nếu cần thì viết to chủđề thảo luận lên bảng để mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng.
- Khéo léo giải quyết nếu xảy ra mâu thuẫn khi tranh luận hoặc đối tượng đưa ra các thông tin sai: nhẹ nhàng giải thích và đưa ra các thông tin đúng, dung hoà các ý kiến và đi đến ý kiến thống nhất.
quan tâm đến chế độ nuôi dưỡng trẻ, làm thế nào để trẻ ăn tốt, lên cân đều và không bị suy dinh dưỡng,...
- Thu thập thông tin về chủđề sẽ thảo luận. - Chuẩn bị thời gian và địa điểm yên tĩnh, thuận tiện để mọi người có thểđến dựđông đủ.
- Chuẩn bị phương tiện, nội dung và một số câu hỏi trong khi thảo luận.
- Thông báo cho lãnh đạo địa phương và đối tượng biết.
2.3. Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Bước 1: Giới thiệu đối tượng tham dự và truyền thông viên. Nêu chủđề sẽ thảo luận.
Bước 2: Trao đổi để tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về vấn đề này: Họ biết gì? Họ đã làm gì? Kết quả ra sao? Họ cảm thấy thế nào về chủ đề này? Hãy khen ngợi những ý kiến hay. Không nên chê bai những điều mà mọi người làm chưa đúng, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm nhẹ nhàng. Tốt nhất bạn hãy giúp đỡ đểđối tượng tự nhận ra những điều tốt.
Bước 3: Bổ sung thêm thông tin cho chính xác và đầy đủ, cung cấp thêm kỹ năng mới nếu cần thiết.
Bước 4: Tìm hiểu xem mọi người có khó khăn gì khi thực hiện hành vi mới, nếu có hãy cùng mọi người thảo luận để giải quyết. Bước 5: Cuối cùng, hãy tóm tắt các điểm chính và thống nhất cam kết của mọi người thực hiện hành vi mới. 2.4. Các kỹ năng tổ chức tốt thảo luận nhóm - Chuẩn bị tốt chủ đề, các câu hỏi, các tình huống liên quan.
- Bầu nhóm trưởng là người tháo vát, được tín nhiệm, nói năng lưu loát.
- Giải thích cặn kẽ, rõ ràng, bảo đảm đối tượng hiểu được yêu cầu của buổi thảo luận.
- Khuyến khích đối tượng tham gia tích cực: cố gắng lôi kéo những người nhút nhát, ít nói vào cuộc bằng cách mời họ phát biểu. Hạn chế những người nói quá nhiều và nói thường xuyên bằng cách cảm ơn sự đóng góp của họ rồi mời người khác phát biểu.
- Điều chỉnh kịp thời không để buổi thảo luận đi chệch hướng: hãy nhắc lại câu hỏi thảo luận để đối tượng tập trung hơn vào chủđề chính, nếu cần thì viết to chủđề thảo luận lên bảng để mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng.
- Khéo léo giải quyết nếu xảy ra mâu thuẫn khi tranh luận hoặc đối tượng đưa ra các thông tin sai: nhẹ nhàng giải thích và đưa ra các thông tin đúng, dung hoà các ý kiến và đi đến ý kiến thống nhất.
- Khi gặp phải câu hỏi khó: huy động kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm, hoặc hẹn sẽ tìm hiểu vấn đề kỹ hơn rồi trả lời đối tượng vào lần sau.