Phươngpháp đáng giá độ tin cậy củathang đo Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCHHÀNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG:NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦACHUỖI CỬA HÀNG THẾ GIỚI DI ĐỘNG THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH 10598421-2236-010814.htm (Trang 55 - 56)

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua

hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Hair và cộng sự (2006) đưa ra quy tắc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha như sau:

- < 0.6. Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó).

- 0.6 - 07: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới.

- 0.7 - 0.8: Chấp nhận được.

- 0.8 - 0.95: tốt.

- ≥ 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.

Ngoài ra, trong phân tích Cronbach’s Alpha, nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và Bernstein 1994) và ngược lại, nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng

(Corrected Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCHHÀNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG:NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦACHUỖI CỬA HÀNG THẾ GIỚI DI ĐỘNG THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH 10598421-2236-010814.htm (Trang 55 - 56)