Một số mô hình du lịch cộngđồng trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 28)

1. Khái niệm

1.6. Một số mô hình du lịch cộngđồng trên thế giới và tại Việt Nam

VN có một hệ thống rộng lớn các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc địa phương trải dài trên cả nước, cùng hệ thống lễ hội, làng nghệ nhân truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc của các vùng miền, di sản văn hóa nghệ thuật, dân gian, bảo tàng...Đây là những tài nguyên du lịch hết sức giá trị, mang tính đặc trưng văn hóa đặc sắc của VN, là nguồn lực quan trọng tạo thế mạnh và sự khác biệt cho SPDL. Trong ba năm liên tiếp, 2019 đến 2021, Việt Nam được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) bình chọn là “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”. Điều đó cho thấy, giá trị di sản văn hóa của VN luôn có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế.

Yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu khi khai thác văn hóa của tộc người là phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra được bản sắc riêng của đất nước, địa phương mình:

- Tiêu biểu cho thành công của DLVH được biểu hiện khi Bali trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia bởi đất nước này luôn tôn trọng lối sống, tập quán, văn hóa của người bản địa và gìn giữ nền văn hóa đó, để tạo nên một bản sắc riêng biệt.

Thứ hai đó là hoạt động quảng bá du lịch:

Trong hoạt động sự sáng tạo, chuyên nghiệp chính là chìa khóa của sựu thành công..Quả thực so với con số hàng trăm triệu USD chi cho quảng bá và xúc tiến về du lịch hàng năm của Singapore, Thái Lan, Maylaysia,…thì chi phí của nước ta về công tác này còn quá thấp. Tuy nhiên bài học từ Phillipines cho thấy, nhiều khi không cần chi phí cao cũng có thể thu lại hiệu quả. Đất nước này trước kia vốn biết đến với lượng khách quốc tế còn thấp, chi phí cho quảng bá du lịch không quá 10 triệu USD. Với khoản kinh phí hạn hẹp, Phillipine đã thực hiện một chiến lược quảng bá hiệu quả, tiết kiệm nhờ dựa vào mạng xã hội trong chiến dịch “It’s more fun in Philippines”. Philippines là nước có số lượng tài khoản mạng xã hội lớn (hàng chục triệu tài khoản Facebook, Twitter, Instargam), khả năng sử dụng tiếng Anh tốt và có một lượng lớn người sinh sống ở nước ngoài là điều kiện thuận lợi mà đất nước này đã thực hiện chiến dịch đã lôi kéo được đông đảo người tham gia đồng thời gợi lên sự tự hào VHDT trong mỗi người dân để mỗi cá nhân là một đại sứ về du lịch. Bằng việc đưa ra slogan và một vài mẫu hình ảnh đăng lên mạng, cho phép người dùng tải về và tự thiết kế theo cách của riêng mình, sau 24h, thông điệp này đã có 10.000 lượt chia sẻ và lượng khách du lịch sau đó tăng lên khoảng 16%.

Bài học quan trọng đó là xác định được thị trường mục tiêu và lượng khách để đầu tư quảng cáo phù hợp, mở các cơ quan đại diện DL ở các quốc gia tiềm năng như Thái Lan. Năm 2015, Indonesia cũng chi một nửa ngân sách quảng bá (trong tổng ngân sách 95 triệu USD, với chiến dịch tuyệt vời Indonesia tập trung quảng bá văn hóa, con người, ẩm thực… đất nước) vào thị trường các nước

Đông Nam Á do nhận thấy 40% lượng khách quốc tế của nước này đến từ đây. Sau khi nhận thấy sự tăng trưởng mạnh của lượng khách đến từ Trung Đông và đồng thời đây là đối tượng chi tiêu mạnh nhất, Thái Lan đã đẩy mạnh việc quảng bá ở Trung Đông với việc tổ chức sự kiện quảng bá chiến dịch Discover Thainess tại Dubai vào năm 2015. Cùng với quảng bá, nước này còn nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa, phong tục Hồi giáo để từ đó bổ sung nơi cầu nguyện, thức ăn phù hợp với đạo Hồi, tăng cường đội ngũ trong nghề có thể sử dụng tiếng Ả rập…

Những đòi hỏi về tính sáng tạo và tính chuyên nghiệp này đặt chúng ta trở lại vấn đề nguồn nhân lực DLVH chỉ khi đội ngũ chuyên gia có kiến thức, kỹ năng và sự sáng tạo mới được đào tạo và tuyển dụng, mới mang lại hy vọng phát triển DLVH hiệu quả. Khu vực này cho thấy rằng họ luôn cẩn trọng đo lường thực tế khi phát động các chương trình và chiến dịch DLVH. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu; thảo luận và tìm ra phương án; tổ chức hội thảo để thảo luận về các phương án. Văn hóa muốn được khai thác và đưa vào PTDL luôn đòi hỏi phải có sự tìm hiểu, chắt lọc, nếu không sẽ có tác dụng ngược vì nó là bản chất, là linh hồn của nhân dân, của dân tộc.

1.6.2. Một số mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

PTDL là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, do đó, kinh nghiệm PTDL của các nước trên thế giới là rất cần thiết và có lợi. Vấn đề là theo quan điểm, chủ trương của Đảng, kết hợp với yêu cầu phát triển, chúng ta cần nghiên cứu, lựa chọn chính sách văn hóa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, tiếp tục hoàn thiện chính sách văn hóa. hội nhập quốc tế. Lấy đây là điểm xuất phát, chúng tôi chọn lọc kinh nghiệm của một số nước tiêu biểu trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể cho sự phát triển của VHDT Việt Nam.

Khai thác văn hóa tộc người Dao ở Sapa phục vụ du lịch.

Trên vùng núi cao, người Dao Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam đã biết phát huy lợi ích của DSVH giàu bản sắc để trở thành SPDL hấp dẫn. Trở thành sản phẩm du lịch ”của người Dao Sa Pa để học hỏi kinh nghiệm phát huy lợi ích của bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch.

Người Dao khơi dậy nghề thủ công truyền thống:

Người Dao Sa Pa có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hóa cao như chạm bạc, dệt thổ cẩm làm trang phục, rèn, đúc, mộc ... Tuy nhiên, những nghề này chỉ là nghề phụ trợ cho nông nghiệp. Các nghề thủ công này chưa trở thành sản xuất hàng hoá, mang tính chất tự cung tự cấp, đáp ứng cụ thể nhu cầu của từng gia đình. Nhưng từ khi du lịch phát triển, người Dao ở Sa Pa đã lựa chọn một số người để đầu tư tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm phục vụ du lịch.Ví dụ, lắng nghe tiếng dệt của đàn hạc.

Hội phụ nữ ở các xã Tà Phin, Suối Thầu, Nam Cang đã tổ chức một số nghề để đầu tư sản xuất tạo ra sản phẩm cho du lịch. Điền hình là nghề thêu dệt thổ cẩm. Hội phụ nữ các xã Tà Phin, Suối Thầu, Nậm Cang tổ chức các câu lạc bộ sản xuất nghề dệt thổ cẩm. CLB của hội phụ nữ xã Tả Phìn có đến 300 hội viên cùng tham gia. CLB sản xuất thổ cấm của phụ nữ xã Nậm Cang có gần 100 hội viên cùng tham gia..Các CLB này được các tổ chức phi chính phủ tư vấn về mẫu mã sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm bước đầu. Mỗi người dân khi tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch đều có thu nhập cao nhờ chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, tổ chức lớp dạy nghề miễn phi cho người dân. mỗi người dân khi tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch đều có thu nhập cao. Bình quân mỗi người thu nhập từ 300.000 – 500.000đ/tháng. Có một số hội viên như các chị Lý Mẫy Chạn, Lý Tả Dùng, Lý Mấy Pham, Chảo Mẫy Cói của xã Tả Phin thu nhập mỗi năm từ 4 – 7 triệu đồng nhờ bán các sản phẩm cho du khách. Một số hội viên vừa sản xuất vừa trực tiếp bán sản phẩm mỗi tháng thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập được tính là rất cao của một lao động người Dao ở Sa Pa.

Tiểu kết chƣơng 1.

Ngày nay du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới hơn hết là tại Việt Nam nó đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, một cách mạnh mẽ, mang nhiều lợi ích to lớn để đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Du lịch ngày càng phát triển đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nước ta lên cao tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội việc làm. Tạo việc làm cho người dân bản địa giúp xóa đói giảm nghèo không những vậy còn giúp bảo vệ giữ gìn văn hóa dân tộc.

Muốn sánh vai cùng cường quốc năm chấu hơn hết ta phải giữ gìn được bản sắc văn hóa cốt lõi của dân tộc ta đồng thời xây dựng hình ảnh và tạo dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vì văn hóa chính là nguồn gốc, tương lai và hồn cốt của dân tộc. HĐDL được coi là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc xác định chỗ đứng của quốc gia trên thị trường thế giới

Những CSLL ở chương 1 tìm hiểu chung về văn hóa, du lịch và DLVH. Trên đây em đã tìm hiểu về tất cả những đặc trưng, khái niệm, đây chính là phần tổng quan về cơ sở lý luận, tìm hiểu những vấn đề cụ thể của đề tài.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN, SAPA – LÀO CAI.

2.1. Khái quát về bản Tả Van – SaPa Lào Cai.

Sapa là một thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có độ cao trung bình khoảng 1.500m - 1.800m, cách trung tâm thành phố Lào Cai 33 km và cách Hà Nội 317 km. Nằm ở ngã ba biên giới phía Tây của xã Hoàng Liên với các huyện Tam Đường và Tân Uyên là núi Phan Xi Păng - đỉnh của Đông Dương, cao khoảng 3.143m.

Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông. Dao đỏ, Tày, Giáy. Xá Phó và các dân tộc khác. Phần lớn tất cả cư dân sỗng tại huyện SaPa đều là những dân tộc thiểu số tuy nhiên ở khu vực trung tâm thị trấn lại chỉ tập trung đa số Kinh đến kinh doanh, phát triển và làm các hoạt động du lịch.

SaPa có khí hậu nhiệt đới và ôn đới quanh năm không khí trong lành và mát mẻ. Một ngày ở thị trấn SaPa hội tụ đủ bốn mùa: Buổi sáng không khí trong lành và có chút se lạnh như mùa xuân, buổi trưa như trời mùa hạ có nắng nhẹ, khí hậu mát mẻ, dễ chịu cho đến buổi chiều có mây và sương đôi lúc có mưa phùn nhẹ như trời của mùa thu và ban đêm nhiệt độ xuống thấp khiến du khách được cảm nhận cái rét của mùa đông. Và đây là một trong những nơi hiểm hoi của Việt Nam có tuyết.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng SaPa thành nơi nghỉ mát lý tưởng và đã tạo đầy đủ hạ tầng cơ sở vật chất đặc biệt hơn là có hàng trăm biệt thự được xây dựng lên theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn. Tất cả những điều này đã biến SaPa lúc bấy giờ mang nhiều dáng vấp của một thành phố Châu Âu trong lòng Việt Nam thời đó.

ĐKTN của SaPa:

Nguồn gốc tên gọi:

Cái tên SaPa xuất phát từ tiếng H'mông "SaPả" có nghĩa là Bãi Cát và cũng là tên khi đó. Ngày nay, một phần bên ngoài thị trấn SaPa là xã SaPả của huyện SaPa. H’Mong như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,…. Đó cũng là hàng loạt tên xa theo tiếng H’Mong.

Trước đây SaPa có tên gọi là “Sa Pả” do người phương tây phát âm không dấu thành SaPa. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.

Lịch sử:

Chính quyền Pháp đã mở cuộc điều tra dân số và quan tâm đặc biệt tới dân số của dân tộc thiểu số ở vùng miền núi núi cao vào năm 1987. Đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra Lò Suối Tung và ngôi làng Sa Pa trong quá trình khảo sát và lập bản đồ năm 1903.

Người Pháp đã nắm bắt được thông tin vị trí địa lý, khí hậu,…. Vào năm 1905 rất nhanh chóng. Vào năm 1909 một khu điều dưỡng lý tưởng được xây dựng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và không khí mát mẻ và trong lành. Người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên, vì vậy vào năm 1917, văn phòng du lịch đầu tiên được thành lập ở SaPa. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được hoàn thành vào năm 1920 và SaPa được xây dựng như một thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự.

Nhiều khách sạn biệt thự được xây dựng:

Ví dụ: Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 phòng nghỉ vào năm 1995

Vị trí địa lý:

Nằm ở tọa độ địa lý 220 07'04 "đến 220 28'46" vĩ độ bắc và 1030 43'28 "đến 104004'15" kinh độ đông. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên 68.329 ha, bằng 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm ở tọa độ địa lý từ 220 07 '04 "đến 220 28' 46" bắc. vĩ độ và 1030 43 '28' đến 104004 '15' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Bảo Thắng, phía Tây giáp Than Uyên, tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp Bát Xát, phía Nam giáp Văn Bàn, phía Đông giáp Văn Bàn, phía Tây giáp Bảo Thắng, phía Tây giáp Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. SaPa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 35km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.

Nằm ở nhiệt độ 35 40 °, có nơi độ dốc trên 45, địa hình hiểm trở, khó đi. Đặc trưng địa hình của Sa Pa mang đặc trưng của miền núi phía Bắc, có độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 40", có nơi có độ dốc trên 45", địa hình dốc và chia cắt phức tạp. Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình thoải và dốc dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn.Điểm cao nhất là đỉnh Fansipan cao 3143 m và điểm thấp nhất là Bờ Hiện cao hơn 400 m so với mực nước biển. Chia thành 3 dạng như sau :

Diện tích 16.574 ha, chiếm 24,42% diện tích tự nhiên toàn huyện, độ cao trung bình 1.400-1.700m, địa hình phân cắt, dốc và thung lũng hẹp tạo thành một khu vực hiểm trở.Tiểu vùng núi cao: Gồm các đô thị Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn và San Sả Hồ.

Tiểu vùng nằm trên đỉnh Fansipan bậc 2, độ cao trung bình 1.500 m, địa hình ít chia cắt, phần lớn là kiểu đồi Sa Pa Tiểu vùng Sa Pa: Gồm Sa Pa Trung Chải, Lao Chải, Các xã Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, bằng 29,72% diện tích toàn huyện.

Tiểu vùng núi bị chia cắt mạnh: Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 7 xã phía Nam của huyện bao gồm : Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện.

Khí hậu thời tiết:

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, nhiệt độ trung bình của SaPa khoảng 15,4 ° C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè 18 ° C - 20 ° C, các tháng mùa đông 10 ° C - 12 ° C. Mức thấp nhất vào tháng Giêng là 0 ° C, cá biệt có năm lên đến âm 4 độ c. Đặc điểm của các vùng khác nhau tạo nên khí hậu ở mỗi khu vực khác nhau.

Mùa xuân: Vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến đầu tháng 5, SaPa thường có nhiệt độ lý tưởng từ15 – 18 độ C, sau đó tiết trời xuân đến. Đến đây sẽ được thưởng thức hết vẻ đẹp của những rừng hoa mận hoa đào, cảm nhận hương vị mùa xuân và cuộc sống nhộn nhịp của người dân bản địa nơi đây

Mùa hè: Thường được bắt đầu vào từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8. Mùa

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)