Cơ chế chính sách phát triển du lịch SaPa

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 77 - 83)

1. Khái niệm

3.3.3. Cơ chế chính sách phát triển du lịch SaPa

3 loại hình: du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, mạo hiểm và du lịch cộng đồng là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại SaPa và phát triển mạnh nhất qua tập trung ở các địa bàn có lợi thế về du lịch. SaPa có một khí hậu và điều kiện thuận lợi cảnh quan hùng vĩ và hơn hết đa dạng bản sắc dân tộc thiểu số tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Du lịch Sapa nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ương cũng như sự ủng hộ của các công ty lữ hành, liên kết của tỉnh, thành phố trong cả nước, mong muốn đưa SaPa trở thành địa điểm du lịch đứng top đầu của

Tỉnh. Vì vậy, SaPa đã ưu tiên phát triển các địa bàn có lợi thế về du lịch, quy hoạch các tuyến điểm du lịch. Một trong những yếu tố giúp SaPa để lại ấn tượng đẹp cho du khách trong nước và quốc tế là nhờ vào việc triển khai tốt hạ tầng đô thị. SaPa tăng cường, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng các tuyến phố tự quản, tuyến phố văn minh, các tiêu chí văn minh đô thị để tạo nên nét đẹp văn minh không chỉ trong du lịch mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Các cơ chế, chính sách quản lý và phát triển sản phẩm nhân lực và sản phẩm du lịch được chú trọng đầu tư và xây dựng. Một số chiến dịch quảng bá và đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đầu tư du lịch. Công tác quy hoạch, đầu tư về du lịch được thực hiện tốt, tập trung quy hoạch tổng thể các vùng, các ngành để tranh thủ cơ hội phát triển, vượt quathó khăn, đưa du lịch Sapa "cất cántư, phát triển đến một tầm cao mới, Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra.

Xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch, liên kết với các huyện phát triển các tuyến du lịch thành phố Lào Cai - Hà; thành phố Lào Cai - Sa Pa, thành phố Lào Cai - Bắc Hà; thành phố Lào Cai- Bảo Yên để thu hút khách du dịch, đầu tư để đem lại nét độc đáo cho du lịch SaPa. SaPa tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng hệ thống phố chuyên kinh doanh và phát triển hoạt động chợ đêm; đầu tư xây dựng các khu vệ sinh công cộng, các ki-ốt thông tin điện tử tra cứu thông tin phục vụ du khách; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty du lịch phát triểnng

Sapa chú trọng xây dựng các điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh sự phối hợp,hợp tác, kết nối hoạt động du lịch SaPa với các tỉnh vùng Đông Bắc, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và Lào. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sapa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Sapa phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch bậc nhất của vùng Tây Bắc trong năm 2020, đem lại cho SaPa lượng khách du lịch lên tới 4,5

triệu lượt khách/năm, thu nhập từ khách du lịch đạt 18.000 tỷ đồng và là một trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa miền núi lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Cơ sở hạ tầng đô thị được triển khai giúp tạo ấn tượng tốt đối với du khách khi đến với SaPa. Tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các tuyến đường tự quản, các sản phẩm du lịch đường văn hóa. Thực hiện hàng loạt chiến dịch quảng cáo và xúc tiến du lịch, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư du lịch chú trọng quy hoạch chung, quy hoạch vùng và nghành. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đưa du lịch SaPa “cất cánh” Phó thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp nêu trên.

Sắp tới, TP Lào Cai sẽ xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch và liên kết với các quận, huyện để phát triển các tuyến du lịch trên địa bàn TP Lào Cai – SaPa, TP Lào Cai – Bắc Hà, TP Lào Cai – Bảo Yên. Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, xây dựng các tuyến phố chuyên kinh doanh hàng quán gắn với hoạt động chợ đêm đang được thành phố tập trung phát triển. Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng, ki - ốt thông tin điện tử để cung cấp thông tin cho khách du lịch .Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp du lịch phát triển... Trong việc phát triển các sản phẩm du lịch, SaPa chú trọng xây dựng các điểm du lịch kiểu mẫu trong cộng đồng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng nơi. Đồng thời thúc đẩy liên kết hoạt động du lịch của vùng với các điểm du lịch khác. Tỉnh Đông Bắc, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và Lào. “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch SaPa giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” SaPa đặt mục tiêu trở thành một trong những trọng điểm du lịch vào năm 2020. Tây Bắc là trọng điểm du lịch lớn nhất của vùng Tây Bắc với 4,5 triệu lượt khách / năm, doanh thu du lịch đạt 18.000 tỷ đồng, là trung tâm du lịch tự nhiên và văn hóa miền núi quan trọng của Việt Nam trong tương lai.

3.3.3.1. Nhà nƣớc cần chính sách khuyến khích ngƣời dân tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng

Quản lý tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có trách nhiệm có sự kết hợp của hiện tại và tương lai cả về 2 góc độ tổ chức, sản xuất du lịch và tham gia tiêu

thụ du lịch là bắt buộc để đạt được mục tiêu bảo tồn, tái tạo và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Bản sắc văn hóa dân tộc và hồn thiêng của truyền thống này là mô tả của quá trình phát triển du lịch và quản lý cộng đồng.

Quá trình phát triển du lịch cộng đồng phải đi đôi mục tiêu xóa đói giảm nghèo chắc chắn cần theo hướng bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ.

Trên thực tế, điều này trở nên cấp bách, cần thiết và thường được ngụ ý khi nhấn mạnh đến việc sử dụng có trách nhiệm các tài nguyên du lịch. Điều cốt lõi của bền vững là sự cân bằng. Sức mạnh của nguồn lợi ích trước mắt đem lại con số lớn làm cho sự phát triển bền vững khó có thể thực hiện được. Cần được tuân thủ nghiêm ngặt vì đây là những ngyên tắc phát triển DLCĐ xóa đói giảm nghèo.

3.3.3.2. Cần có những chính sách thiết thực để khuyến khích việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Để gìn giữ, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, các nhiệm kỳ Đại hội, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đều ban hành các đề án, nghị quyết về phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để tập trung chỉ đạo. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành Chương trình số 201-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, với 5 nhóm nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp. Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đề ra nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020: "Phát triển con người Lào Cai toàn diện, giàu bản sắc văn hóa từng dân tộc; nâng cao trí tuệ, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật". Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ; y tế; dân số - gia đình; văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao; giảm nghèo bền vững; phòng, chống các tệ nạn xã hội… Xác định xây

dựng môi trường văn hóa là cơ sở để hình thành cốt cách con người Lào Cai, 10 năm qua (2011-2020), vấn đề xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên. Trong đó phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển khai gắn liền với việc cụ thể hóa và thực hiện các chính sách lớn của tỉnh Lào Cai. Khi triển khai, các địa phương đều tiến hành khảo sát, điều tra, phân loại các khu vực để có cách làm, giải pháp khác nhau cho phù hợp. Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh đi vào thực tiễn đời sống xã hội được các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện, có sức lan tỏa rộng khắp.

Không chỉ vậy, việc xây dựng văn hóa trong từng gia đình được quan tâm. Tỉnh Lào Cai chú trọng giải quyết những vấn đề nổi cộm và cấp bách về xây dựng gia đình ở vùng cao như: hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, bất bình đẳng giới, phụ nữ đi khỏi địa phương, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 30/10/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Gắn triển khai hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa với triển khai các phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố. Lào Cai chủ trương xây dựng các câu lạc bộ tuyên truyền, mô hình mẫu, hương ước, quy ước; lập ra các hội đồng người có uy tín trong cộng đồng,... để tuyên truyền triển khai thực hiện. Và kết quả là nhiều mô hình làng văn hoá đặc thù được xây dựng như mô hình làng văn hoá du lịch ở Bắc Hà, Sa Pa; làng văn hoá vùng đặc biệt khó khăn ở Bát Xát, Bảo Yên; làng văn hoá sức khoẻ ở Si Ma Cai, Mường Khương… Mô hình làng văn hóa đã có tác động tích cực tới phát triển đời sống văn hoá, kinh tế - xã hội của Nhân dân vùng nông thôn. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con qua các dịch vụ homestay, phát triển nghề truyền thống…

Một cách làm sáng tạo nữa cần kể đến là, Lào Cai đã triển khai Chương trình “Biến di sản thành tài sản”. Theo đó, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có một loại đặc sản trở thành hàng hóa, trở thành thương hiệu của Lào Cai trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo nguồn lực phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; đồng thời, khơi dậy lòng tự hào dân tộc về văn hóa truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, xóa bỏ những tập tục lạc hậu. Không dừng lại ở đó, hoạt động ngoại giao văn hóa được tỉnh Lào Cai quan tâm triển khai với nhiều hình thức phong phú, nổi bật như phối hợp tổ chức giải đua xe đạp quốc tế “Một đường đua hai quốc gia”, “Giải Marathon vượt núi Việt Nam”, Giao lưu “Ánh trăng Hồng Hà”... góp phần gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, đồng thời khẳng định sự chủ động hội nhập, xây dựng văn hóa dân tộc bằng sức mạnh, bản lĩnh, cốt cách của văn hóa, con người Lào Cai.

Lào Cai chú trọng xây dựng không gian di sản văn hoá, dựa trên lợi thế khai thác thế mạnh di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng thành các, điểm đến du lịch độc đáo, đặc sắc của địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh có 37 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 50 di tích danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh, 1 bảo vật quốc gia. Nhiều di tích, danh thắng, lễ hội dân gian đã phát huy hiệu quả trở thành sản phẩm du lịch tâm linh nổi tiếng, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Các loại hình sản phẩm du lịch mới của địa phương từ tài sản văn hóa có tính hấp dẫn, chân thực trên nền tảng gìn giữ văn hóa truyền thống. Công tác bảo tồn phục dựng lại nguyên bản các lễ hội đặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng đồng được chú trọng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du khánh. Đến nay, đã có gần 20 lễ hội đặc sắc của 13 dân tộc, tiêu biểu như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì… được khôi phục, bảo tồn. Đó là hội Gầu Tào (Say sán), lễ Cúng rừng của người Mông; Tết nhảy (Pút tồng) của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Tết năm mới của người Dao tuyển, Lễ cúng rừng (Khoi kìm) của người Dao đỏ; Hội rước nước, Hội chơi hang của

người Tày ở huyện Văn Bàn; Nhiều lễ hội tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Một số lễ hội có quy mô vùng, quốc gia như lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, lễ hội đền Thượng, đền Bảo Hà, đền Cô Tân An thu hút hàng vạn lượt khách tham dự.

Tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động văn hóa; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch theo quy hoạch được phê duyệt. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về văn hóa, văn nghệ của tỉnh.

Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đồng thời tôn vinh, khen thưởng văn nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật của tỉnh… Tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa; hợp tác và quảng bá bản sắc văn hóa, con người Lào Cai.

Tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, giới thiệu, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu về đất và người Lào Cai; các sản phẩm đặc trưng, biểu trưng văn hóa, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của Lào Cai. Mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động giao lưu nghệ thuật, hội thảo, triển lãm, trao đổi ấn phẩm văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý, xây dựng chính sách về văn hóa, con người giữa Lào Cai với các địa phương trong cả nước và với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)