Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 49 - 56)

1. Khái niệm

2.2.2.3. Phong tục tập quán

Thờ cúng: Bàn thờ tổ tiên người Giáy luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong gian nhà của người Giáy. Ở phía sau bàn thờ, người ta thường làm thêm một cái hiên nhỏ để ngăn chặn mọi sự đụng chạm đến bàn thờ. Trên bàn thờ, người Giáy thường bày 3 bát hương: bát lớn nhất ở giữa thờ thổ thần; 2 bát hai bên thờ chung tất cả những người đã mất trong gia đình.

Thổ địa trong gia đình, tiếng Giáy gọi là chú tỉ. Thờ tỉ chú cũng có ý nghĩa là thờ cúng những người đã khuất bảy đời trở lại. Trên bát hương thờ tỉ chủ, người Giáy chỉ cắm duy nhất một que hương. Còn tổ tiên từ chín đời trở về trước được cúng ở hai ống hương đặt hai bên cửa ra vào. Chính vì ngưỡng cửa cũng là nơi thờ ma nhà nên khi cô dâu mới về nhà chồng không được phép đặt chân lên đó.

Bàn thờ của người Giáy không thờ ảnh của người đã khuất như bàn thờ người Kinh mà thường treo tranh thờ, nhất là bàn thờ của người làm nghề cúng bái. Bàn thờ then không có tranh. Bàn thờ tổ tiên thường treo mảnh vải đỏ viết chữ Nho, có thể là bức đại tự ở chính giữa hay câu đối treo ở hai bên. Tùy từng dòng họ mà người Giáy có những kiêng kỵ khác nhau liên quan đến bàn thờ tổ tiên. Thông thường, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian ở cữ không được lại gần bàn thờ.

Người Giáy thường dâng lễ cúng tổ tiên vào những ngày lễ, tết của cộng đồng, làng bản hoặc khi gia đình có việc trọng đại như hiếu, hỉ, mừng thọ, cúng vía cho trẻ em… Những nghi lễ trong tín ngưỡng tâm linh đến nay vẫn luôn được người Giáy bảo tồn, gìn giữ như một sự thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, dòng họ.

Về tôn giáo và tín ngưỡng, đồng bào Giáy quan niệm có ba tầng: tầng trên trời, tầng trên mặt đất và tầng dưới đất. Xuất phát từ những quan niệm xa xưa, nếu người đã khất không được tổ chức đầy đủ lễ nghi thì sẽ không được về trời với tổ tiên mà còn bị đày xuống âm ti hoặc sẽ bị biến thành con vật.

Con ma được đồng bào Giáy gọi là pháng và có quan niệm rằng hai loại ma pháng rán (ma nhà) và pháng roọc (ma ngoài). Ma nhà là linh hồn của những người họ hàng thân thiết trong gia đình. Ma nhà sẽ phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi, tuy nhiên ma nhà có thể gây ốm đau, bệnh tật hoặc chết cho con cháu trong gia đình. Ma nhà được cúng bái định kỳ vào những ngày lễ tiết trong năm và những dịp cận “mời”, cần “báo”. Ma ngoài là linh hồn của những người không phải họ hàng, là ma người dưng nước lã, không có quan hệ với những người trong gia đình. Ma ngoài đường là ma đói, không được cúng bái cẩn thận hoặc chết đầu đường xó chợ.

Ban thờ Tổ tiên luôn được ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Ở phía sau gian giữa là nơi đặt bàn thờ. Mỗi dân tộc sẽ có một cách gọi khác nhau, theo tên gọi của người Giáy bàn thờ là nời tư pảu dà. Chảo vàng được cúng vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Then tỉ được cúng vào ngày mùng 2 tết (tháng Giêng) khi mà trời còn chưa được sáng rõ. Không nhất thiết là tất cả các gia đình phải thờ Then tỉ những đã thờ là phải thờ từ đời này qua đời khác. Thờ tổ tiên - tứ pảu dà không biết đã xuất hiện từ bao nhiêu đời, vì vậy khi khấn, người Giáy thường khấn chung “ pảu quang láng dà hay pảu tà dà úm” (ông nội bà ngoại, ông mang bà bể). Hai bên cửa chính có hai ống hương nhỏ và thẳng cửa chính ra phía ngoài sân cũng có ống hương. Những ống hương thờ linh hồn những người đã khuất từ lâu để những linh hồn đó giữ cửa cho chủ nhà. Phía dưới bàn thờ, chính giữa, dưới bát hương thờ “hen tị, thờ chú tỉ – thần giữ đất nền nhà đang ở.

Hôn nhân: Một đám cưới của người Giáy được tổ chức theo đúng nghi lễ phải qua các bước như: dạm hỏi (xam dà, xam pấu), lễ ăn hỏi (cun cơ lý), đám cưới (cun láu). Ông Sần Cháng, ở bản Tả Van Giáy, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, cho biết: "Nếu biết nhau rồi thì chuyện xem mặt, xem nhà là ko cần thiết. Nhưng nếu chưa biết nhau thì có tục "xem mặt, xem nhà". Với người con trai, việc xem

mặt là quan trọng. Còn người con gái lại có nhu cầu xem nhà. Xem mình đi làm dâu ở nhà chồng sắp cưới của mình sẽ như thế nào hoàn cảnh sẽ ra sao. Nếu bên nhà gái đồng ý kết hôn thì bên nhà gái sẽ đưa cho bên nhà trai lá số của mình theo người Giáy gọi là “Thư mình”. Lá số này nhà trai sẽ mang đến nhà một ông thầy cùng với lá số của chàng trai để xem có xung khắc không. Nếu lá số hai người hợp nhau thì nhà trai sẽ đưa một đôi gà đến để chính thức đặt vấn đề ăn hỏi".

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải mang lễ vật đến nhà gái là một cặp gà và vịt, một con lợn khoảng 40kg. Lễ ăn hỏi cũng chính là hôm để gia đình nhà gái thách cưới. Theo tục lệ của người Giáy, có 3 mức thách cưới: một là, thách rượu thịt để mời khách trong lễ cưới; hai là thách của hồi môn là vòng bạc, quần áo mới cho người con gái mang về nhà chồng; ba là thách thóc gạo cho bố mẹ cô gái vì đã có công dưỡng dục.Đồng bào Giáy quan niệm rằng đám cưới càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trẻ càng thiêng liêng, bền chặt. Do vậy đám cưới thường được tổ chức trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch, là lúc không bận việc đồng áng, nên mọi người có thể tham gia lễ cưới đông đủ.

Lễ đón dâu của người Giáy gồm nhiều nghi lễ, tục lệ. Đoàn đi đón dâu phải có đủ các thành phần: 2 ông, 2 bà là bậc cao niên, có gia đình yên ấm và quan trong nhất là phải có tài ăn nói. Ông Sần Cháng cho biết trong đón dâu có một phù rể, hai cô gái chưa lập gia đình, một cậu em dắt ngựa cho chị dâu và có một đoàn người gồng gánh lễ vật: "Hôm đón dâu khi nhà trai đến, bên nhà gái dựng 2 cổng đón. Ở cổng có đặt một bàn chặn lại, trên bàn có 8 chén rượu. Đến đây, đoàn nhà trai và nhà gái hát đối đáp nhau. Sau khi hát xong, nhà trai phải uống cạn rượu. Nhà gái sau đó mới mở cổng cho nhà trai vào. Cổng ngoài ngày xưa các cụ còn chặt cây gai đặt ở chỗ bước vào hoặc lấy tổ kiến đặt trước. Đến cổng thứ hai cũng như vậy, nhưng nghi lễ đơn giản hơn. Sau đó nhà trai phải đưa lì xì để nhà gái cho vào".

Khi vào nhà gái đón dâu chú rể, phù rể phải làm lễ quỳ lạy trước bàn tổ tiên. Còn khi đưa dâu ra khỏi nhà gái thì cả chú rể, phù rể và cô dâu đều phải lạy

tạ trước bàn thờ theo hướng dẫn của người già. Để đưa được cô dâu ra khỏi nhà gái những người bên nhà trai không những phải uống hết những khay rượu do nhà gái nấu ra mà còn phải giằng được cô dâu khỏi tay những người họ hàng nhà gái.

Trong lễ cưới, trang phục cưới của cô dâu, chú rể không khác nhiều so với ngày thường. Lúc đi mang theo một cái vali, đựng quần áo, chăn màn. Mặc đồ của người Giáy, cũng chỉ áo viền, đội khăn, dây buộc tóc đỏ. Khăn trùm đầu trong đám cưới màu đỏ. Lúc đi mặc áo màu xanh, một đôi giày đi đường. Lúc đến nhà chồng lễ gia tiên thì mặc màu đen. Đôi giày đi đường không để cho mẹ chồng thấy. Lúc đưa đến nhà chồng thì các bà bên nhà gái giấu giày đi, mang về nhà bố mẹ đẻ.

Trước khi về nhà chồng, cô dâu phải đeo một cái gương ở trước ngực, một ít hành, tỏi, hạt giống và ôm theo một con gà. Chiếc gương có nghĩa là người con gái khi từ nhà đi là trong trắng như gương, ý nghĩa thứ 2 là để xua đuổi tà ma. Củ hành, củ tỏi, hạt giống tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Còn con gà phải là gà trống, vì người Giáy quan niệm đó là con vật thính nhất, tinh nhất để trừ tà ma, nên mang theo con gà để dẫn đường.

Đối với người Giáy, việc chọn giờ để cô dâu mới bước vào ngưỡng cửa rất quan trọng, có ý nghĩa là bước sang một cuộc đời mới. Do đó, nghi lễ đón con dâu vào nhà là điều không thể thiếu. Ở đây thường đón dâu vào ban đêm. Người ta thường chọn giờ sớm, chỉ có ít nhà trời sáng nhập gia, tối thiểu nhất là lúc tờ mờ sáng. Ở ngoài cửa, người ta làm một cái thang 3 bậc phủ vải đỏ lên, hai vợ chồng dắt tay nhau bước vào nhà để nhập gia. Gọi là bắc thang trèo qua cửa. Sau khi bước qua ngưỡng cửa nhà chồng, cô dâu chú rể đi thẳng tới bàn thờ, quỳ xuống lễ gia tiên, xin phép được trở thành con cháu trong nhà. Chỉ khi làm lễ xong mẹ chồng mới được xuất hiện để đắt tay con dâu vào buồng bố mẹ chồng và các gian buồng khác trong nhà để cô dâu nhận đây là bố mẹ chồng, gia đình nhà chồng.

Ma chay: Người Giáy quan niệm khi trong nhà có người chết, con cháu tiến hành rửa thi thể bằng lá bưởi, lá chanh cùng với chậu nước ấm, rồi thay

quần áo mới cho người quá cố. Thi hài người chết đặt ở gian giữa nhà, trên thi hài phủ lớp vải trắng, mặt phủ giấy vàng, miệng ngậm đá (lấy từ đá mài dao) và những miếng bạc cắt ra từ đồng bạc trắng. Có bao nhiêu con đẻ, cháu nội thì ngậm bấy nhiêu viên đá, miếng bạc. Điều này có ý nghĩa là để người chết khi gặp con cháu sẽ không mở miệng vì hồn ma người quá cố hỏi ai thì người đó sẽ bị ốm đau. Khi đã đưa thi hài ra nằm ở giữa nhà các con cháu mặc áo trái, đi chân đất, để đầu trần và phải ăn chay, nằm đất ngồi xổm đến khi đưa người quá cố nhập quan. Đặc biệt trong tang ma của người Giáy có Mo lễ tang gồm có 80 bài của 13 tiết mo, nội dung chủ yếu nhằm răn dạy con cháu về đạo làm người… Ở những gia đình khá giả thường tổ chức rất chu đáo với mong muốn người thân đã khuất của gia đình mình sang bên thế giới bên kia có cuộc sống no ấm, đầy đủ và có thêm một số nghi lễ như thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo... Con cái để tang bố mẹ một năm. Lễ đoạn tang thường được tổ chức vào dịp cuối năm.

Người Giáy tin rằng nếu một đám tang được tổ chức tốt, người chết sẽ vui vẻ đi tới thiên đường cùng tổ tiên. Nếu không, người chết sẽ bị ép buộc phải sống ở địa ngục hoặc trở thành động vật.Trong một gia đình giàu có, đám tang có thể diễn ra từ năm đến bảy ngày với những nghi lễ thêm vào như chạy dọc con sông để dẫn đường cho linh hồn người chết.những đứa con phải tưởng nhớ cha mẹ đã khuất mỗi năm một lần.

Trang phục: Trang phục truyền thống của người Giáy, quần áo và vấn khăn là trang phục truyền thống của đàn ông. Áo thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Loại áo của đàn ông thường được thiết kế dài chấm gối, cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải, thân áo hơi ngắn, màu chàm.

Trang phục của người phụ nữ dân tộc Giáy: Mặc áo che kín mông, xẻ nách phải, tay rộng, ở cổ và cổ tay áo đắp những miếng vải khác màu. Quần lụa ống rộng màu đen tuyền có hoa văn hoặc trơn. Áo mặc ở trong là loại áo có cánh ngắn, cộc tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. Phụ nữ Giáy thường đội khăn vuông và được quấn thành nhiều kiểu khác nhau.

Phụ nữ Giáy vấn tóc theo kiểu vành khuyên, choàng lên trên đầu chiếc khăn vuông sặc sỡ phối hợp với đôi giày thêu một cách rất cầu kỳ, tinh xảo. Họ đã để dành khoảng thời gian rất lâu, chăm chỉ và tỉ mỉ để thêu cho mình những đôi giày tương xứng với bộ quần áo, những đường nét rất tinh tế hình ảnh đôi bướm, đôi uyên ương, bông hoa đào,… ý muốn chỉ đến hạnh phúc lứa đôi.

Những lúc rảnh dỗi những thiếu nữ, cũng như những người phụ nữ dân tộc Giáy sẽ cùng nhau ngồi lại thêu thùa những chiếc túi thổ cẩm, làm địu tuy nhiên đây chỉ là những công việc giải trí sau những buổi làm nông vất vả.

Người phụ nữ Giáy đeo chiếc túi vải- loại túi đặc sắc của người Giáy, dùng sợi len hoặc sợi màu đỏ, màu hồng độn với tóc vấn, gọi là piêm mào. Hai đáy được thêu hình răng chó (hẻo ma). Đây là hoa văn phổ biến trong nghệ thuật trang trí người Giáy,ngoài ra còn được dùng để thêu ở hai đầu chiếc gối, ở rèm vải cửa buồng của đôi vợ chồng mới cưới hay mũ trẻ em.

Nhà ở: Theo quan niệm của người Giáy, đất và hướng nhà là 2 yếu tố rất quan trọng trong việc xây nhà mới, là điều kiện quyết định sự thành bại của gia chủ. Để chọn đất và hướng làm nhà ưng ý, người Giáy thường nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy mo. Thầy mo sẽ cầu khấn thần linh để tìm mảnh đất phù hợp với gia chủ, dòng họ đó. Người Giáy thường cư trú ở các thung lũng, khu vực ven sông suối, có điều kiện canh tác tốt, có thể trồng lúa nước, làm nương rẫy... Chính vì vậy, người Giáy thường quan tâm đến nguồn nước khi chọn nơi làm nhà. Sau khi chọn được đất, cần phải chú ý chọn hướng khi dựng nhà. Đối với người Giáy, việc làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc,may mắn, hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình. Theo người Giáy: Đằng trước nhà phải thông thoáng mới mong làm ăn phát đạt, đặc biệt không có mồ mả chắn phía trước. Đằng sau nhà phải có chỗ tựa, thường là tựa vào núi, đồi. Khi dựng nhà, người Giáy kiêng nhất là có núi đá hoặc hòn đá to chắn đằng trước. Chọn hướng như vậy sẽ được thần núi che chở và được bảo vệ khỏi những điều không may. Đặc biệđ, khi chọn hướng nhà cần xem tuổi của chủ nhà xem hợp với hướng nào. Hôm dựng nhà mà trùng với ngày tháng tuổi của một người nào đó trong gia

đình thì sẽ đem lại điều không may nên người đó phải tránh đi chỗ khác, đến khi dựng nhà xong mới được về nhà

Bà con dân tộc Giáy thườngtrong nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên, tiêu biểu là 2 loại nguyên liệu: gỗ hoặc lấy cây vầu, cây nứa chẻ ra rồi đan lại và lấy đất trộn rơm trát lên đó làm tường. Nhà đất hay nhà gỗ phụ thuộc vào mức độ khá giả của mỗi gia đình. Ông Sần Cháng cho biết: Chọn gỗ thì trước hết cây

đó không phải là cây bị sét đánh, cây không có tổ quạ trên ngọn, không được cụt ngọn. Người ta kị những cây thế này, người ta không lấy. Lấy làm những thứ khác thì được nhưng không chọn lấy để làm cột nhà. Gỗ thì bất kỳ gỗ nào cũng được

Chiều cao nhà được tính từ nền đất đến xà ngang, thường khoảng từ 6m trở lại, còn chiều rộng nhà khoảng 9 đến 10m. Người Giáy làm nhà 3 gian, mỗi gian có những ý nghĩa khác nhau. Ông Hoàng Văn Lù giải thích: Nhà người Giáy thường làm thành 3 gian. 4 vỉ cột này chia nhà thành 3 gian. Trước đây thời các cụ ở gian giữa thường làm 6 cột, nhưng bây giờ chỉ làm 4, 5 cột thôi. Thường thường gác xép chỉ làm ở 2 gian ngoài, gian giữa để thông thoáng. Thường cột giữa nhà phải chạm tận đất, nhưng bây giờ bỏ bớt cột cái đó đi.

Gian giữa được coi là trang trọng nhất trong ngôi nhà, là nơi đặt bàn thờ

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)