Khái quát về bản Tả Van – SaPa Lào Cai

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 33 - 38)

1. Khái niệm

2.1. Khái quát về bản Tả Van – SaPa Lào Cai

Sapa là một thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có độ cao trung bình khoảng 1.500m - 1.800m, cách trung tâm thành phố Lào Cai 33 km và cách Hà Nội 317 km. Nằm ở ngã ba biên giới phía Tây của xã Hoàng Liên với các huyện Tam Đường và Tân Uyên là núi Phan Xi Păng - đỉnh của Đông Dương, cao khoảng 3.143m.

Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông. Dao đỏ, Tày, Giáy. Xá Phó và các dân tộc khác. Phần lớn tất cả cư dân sỗng tại huyện SaPa đều là những dân tộc thiểu số tuy nhiên ở khu vực trung tâm thị trấn lại chỉ tập trung đa số Kinh đến kinh doanh, phát triển và làm các hoạt động du lịch.

SaPa có khí hậu nhiệt đới và ôn đới quanh năm không khí trong lành và mát mẻ. Một ngày ở thị trấn SaPa hội tụ đủ bốn mùa: Buổi sáng không khí trong lành và có chút se lạnh như mùa xuân, buổi trưa như trời mùa hạ có nắng nhẹ, khí hậu mát mẻ, dễ chịu cho đến buổi chiều có mây và sương đôi lúc có mưa phùn nhẹ như trời của mùa thu và ban đêm nhiệt độ xuống thấp khiến du khách được cảm nhận cái rét của mùa đông. Và đây là một trong những nơi hiểm hoi của Việt Nam có tuyết.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng SaPa thành nơi nghỉ mát lý tưởng và đã tạo đầy đủ hạ tầng cơ sở vật chất đặc biệt hơn là có hàng trăm biệt thự được xây dựng lên theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn. Tất cả những điều này đã biến SaPa lúc bấy giờ mang nhiều dáng vấp của một thành phố Châu Âu trong lòng Việt Nam thời đó.

ĐKTN của SaPa:

Nguồn gốc tên gọi:

Cái tên SaPa xuất phát từ tiếng H'mông "SaPả" có nghĩa là Bãi Cát và cũng là tên khi đó. Ngày nay, một phần bên ngoài thị trấn SaPa là xã SaPả của huyện SaPa. H’Mong như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,…. Đó cũng là hàng loạt tên xa theo tiếng H’Mong.

Trước đây SaPa có tên gọi là “Sa Pả” do người phương tây phát âm không dấu thành SaPa. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.

Lịch sử:

Chính quyền Pháp đã mở cuộc điều tra dân số và quan tâm đặc biệt tới dân số của dân tộc thiểu số ở vùng miền núi núi cao vào năm 1987. Đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra Lò Suối Tung và ngôi làng Sa Pa trong quá trình khảo sát và lập bản đồ năm 1903.

Người Pháp đã nắm bắt được thông tin vị trí địa lý, khí hậu,…. Vào năm 1905 rất nhanh chóng. Vào năm 1909 một khu điều dưỡng lý tưởng được xây dựng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và không khí mát mẻ và trong lành. Người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên, vì vậy vào năm 1917, văn phòng du lịch đầu tiên được thành lập ở SaPa. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được hoàn thành vào năm 1920 và SaPa được xây dựng như một thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự.

Nhiều khách sạn biệt thự được xây dựng:

Ví dụ: Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 phòng nghỉ vào năm 1995

Vị trí địa lý:

Nằm ở tọa độ địa lý 220 07'04 "đến 220 28'46" vĩ độ bắc và 1030 43'28 "đến 104004'15" kinh độ đông. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên 68.329 ha, bằng 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm ở tọa độ địa lý từ 220 07 '04 "đến 220 28' 46" bắc. vĩ độ và 1030 43 '28' đến 104004 '15' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Bảo Thắng, phía Tây giáp Than Uyên, tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp Bát Xát, phía Nam giáp Văn Bàn, phía Đông giáp Văn Bàn, phía Tây giáp Bảo Thắng, phía Tây giáp Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. SaPa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 35km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.

Nằm ở nhiệt độ 35 40 °, có nơi độ dốc trên 45, địa hình hiểm trở, khó đi. Đặc trưng địa hình của Sa Pa mang đặc trưng của miền núi phía Bắc, có độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 40", có nơi có độ dốc trên 45", địa hình dốc và chia cắt phức tạp. Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình thoải và dốc dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn.Điểm cao nhất là đỉnh Fansipan cao 3143 m và điểm thấp nhất là Bờ Hiện cao hơn 400 m so với mực nước biển. Chia thành 3 dạng như sau :

Diện tích 16.574 ha, chiếm 24,42% diện tích tự nhiên toàn huyện, độ cao trung bình 1.400-1.700m, địa hình phân cắt, dốc và thung lũng hẹp tạo thành một khu vực hiểm trở.Tiểu vùng núi cao: Gồm các đô thị Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn và San Sả Hồ.

Tiểu vùng nằm trên đỉnh Fansipan bậc 2, độ cao trung bình 1.500 m, địa hình ít chia cắt, phần lớn là kiểu đồi Sa Pa Tiểu vùng Sa Pa: Gồm Sa Pa Trung Chải, Lao Chải, Các xã Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, bằng 29,72% diện tích toàn huyện.

Tiểu vùng núi bị chia cắt mạnh: Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 7 xã phía Nam của huyện bao gồm : Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện.

Khí hậu thời tiết:

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, nhiệt độ trung bình của SaPa khoảng 15,4 ° C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè 18 ° C - 20 ° C, các tháng mùa đông 10 ° C - 12 ° C. Mức thấp nhất vào tháng Giêng là 0 ° C, cá biệt có năm lên đến âm 4 độ c. Đặc điểm của các vùng khác nhau tạo nên khí hậu ở mỗi khu vực khác nhau.

Mùa xuân: Vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến đầu tháng 5, SaPa thường có nhiệt độ lý tưởng từ15 – 18 độ C, sau đó tiết trời xuân đến. Đến đây sẽ được thưởng thức hết vẻ đẹp của những rừng hoa mận hoa đào, cảm nhận hương vị mùa xuân và cuộc sống nhộn nhịp của người dân bản địa nơi đây

Mùa hè: Thường được bắt đầu vào từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8. Mùa hè ở SaPa thường không phải chịu nắng gắt như ở các tỉnh đồng bằng ven biển. Nhiệt độ ban ngày khoảng 20 – 25o C nhiệt độ ban đêm thấp hơn với 13 – 15o C

Mùa thu: Đây là thời điểm đẹp và thích hợp nhất mà du khách thường chọn đến vào khoảng thời gian này. Bắt đầu từ cuối tháng 8 vào đầu tháng 11 tiết trời vào thu không khí mát mẻ không quá hanh khô dễ chịu. Đặc biệt vào mùa này ruộng bậc thang được nhuộm một màu vàng óng ả được tạo nên bởi mùa lúa chín.

Mùa đông: Đây là mùa đặc trưng, cái rét của vùng cao miền núi. Mùa này, SaPa thường có mây mù bao phủ, nhiệt độ đôi khi ở dưới 0o

C

Địa hình chia cắt phức tạp, hướng Tây Tây Nam, được bao bọc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn. Khí hậu Sa Pa được chia thành hai vùng khí hậu rõ rệt là vùng cao và vùng thấp tạo nên sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và lâm nghiệp của người dân bản địa. Do không khí mát vẻ, dễ chịu đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện thuận lợi nên đây luôn là địa điểm du lịch hợp lý của các du khách. Tuy nhiên, các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, sương muối ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nộp nghiệp và sinh hạot của người dân bản địa.

Thuỷ văn:

Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày đặc, trung bình khoảng 0,7 - 1,0km thì gặp 1 cửa sông với hai hệ thống suối chính là suối Đum và suối Bo. Hệ thống suối Đum có tổng chiều dài 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc, dãy Hoàng Liên Sơn chia làm hai nhánh chính và phân bố về các đô thị phía Bắc và Đông Bắc, gồm các đô thị: Sa Pa, Trung Chải và Tả Phìn với tổng tích khoảng 106 km2. Hệ thống suối Bo có tổng chiều dài khoảng 84m, bắt nguồn từ vùng núi cao phía nam dãy Hoàng Liên Sơn, diện tích lưu vực khoảng 578 km2

gồm các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và bản Phùng.

Là địa bàn cư trú và sinh sống của 6 dân tộc ( Kinh, H’Mông, Dao Đỏ, Giáy, Xa Phó, Tày), mật độ dân số thưa và phân bố không đồng đều, tập trung ở những khu vực có tiềm năng kinh tế cao.

Mỗi dân tộc đều mang đặc trưng văn hóa dân tộc riêng biệt Như người Giáy vào tháng Giêng âm lịch có lễ hội Roóng Pọc

Chợ tình SaPa vốn là một nét văn hóa đặc sắc rất riêng mà chỉ có ở SaPa. Đó cũng là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc H’Mong, Dao là nơi gặp gỡ trao duyên của các đôi nam thanh nữ tú của các làng. Chợ tình SaPa là một nét văn hóa độc đáo chỉ có thể có ở SaPa. Chợ là tâm điểm, là điểm đến hấp dẫn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa của hầu hết các dân tộc vùng cao.

Bản Tả Van nằm cách thị trấn Sapa chỉ khoảng 12km. Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, đi qua Nhà Thờ Đá rồi rẽ theo hướng phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa. Đi thẳng về phía thung lũng Mường Hoa, đi thêm một chút là sẽ đến ngay xã Lao Chải. Từ bản Lao Chải, bạn chỉ cần đi men theo con suối Mường Hoa thêm tầm 4km là đến bản Tả Van. Để dễ nhất, bạn có thể tra cứu đường trên bản đồ hoặc tới Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Sa Pa tại số 02 đường Fansipan, thị xã Sa Pa để được hỗ trợ miễn phí và tận tâm.

Đến với bản Tả Van, bạn sẽ không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp TN mà còn được khám phá văn hóa bản địa độc đáo. Tận hưởng không khí trong lành, âm thanh dân dã mộc mạc, khung cảnh yên bình khoan khoái khi đi bộ hoặc trekking quanh những nương ruộng bậc thang xanh mát bên dòng suối quanh co là những trải nghiệm bạn không nên bỏ lỡ.

Trải nghiệm đầu tiên khi bạn đến với Tả Van là nên thực hiện một chuyến trekking xung quanh nơi đây để tận mắt nhìn thấy được những vẻ đẹp của núi rừng và con người. Xung quanh bản Tả Van được bao phủ bởi ruộng bậc thang và dòng suối Mường Hoa. Vì thế nếu bạn tới vào những mùa lúa chín, lúa xanh hay mùa nước đổ sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp riêng của nơi đây. Nhưng có lẽ mùa lúa chín rơi vào tháng 9,10 là thời gian phù hợp nhất để bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp trọn vẹn của Tả Van. Mặc dù có thêm những tiện nghi hiện đại nhưng người bản địa vẫn giữ nguyên nét văn hóa và nếp sinh hoạt truyền thống

vốn có xưa kia. Đây cũng là nét thu hút du khách trong và ngoài nước muốn đến thăm bản Tả Van.

Bản Tả Van là nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Giáy và Dao Đỏ. Mỗi dân tộc sẽ có một nét văn hóa riêng cực kỳ đặc sắc không thể lẫn vào đâu. Bạn cũng có thể hòa mình vào không khí sinh hoạt và làm việc cùng với họ để cảm nhận được cái đẹp của nét lao động và cùng hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất.

Bản Tả Van nằm ở xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Sa Pa khoảng 12km. Nằm ở thung lũng Mường Hoa đẹp như tranh vẽ, dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Tả Van cuốn hút du khách ngay từ những khung cảnh thiên nhiên đầu tiên trên đường đến với bản. Đó không chỉ là những thửa ruộng bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp, là những dãy núi cao trùng điệp gối lên nhau, là con đường mảnh như sợi chỉ vắt qua sườn đồi phủ xanh bởi mạ và lúa non. Mà giờ đây, Tà Van sầm uất bởi những dãy “phố” tiện nghi nằm trong lòng bản.

Tả Van một ngày mùa cuối hạ, trời vẫn se lạnh vào buổi sớm với sương mù giăng màn trắng đùng đục. Đến trưa, trời sẽ hửng nắng lên, mây sẽ tản, bầu trời xanh ngăn ngắn một màu. Và chiều tối, có thể lại bị bủa vây bởi mây, có khi có cả những cơn mưa bất chợt vì mây mù, thoáng mưa ngay, rầm rề, đủ làm ướt những hiên nhà, những giò hoa lan treo lủng liểng bên hiên, đủ làm ướt những chiếc ô che cơn mưa vội và con đường thoai thoải dốc.

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)