Kết quả hoạt động du lịch cộngđồng tại Tả Van – SaPa Lào Cai

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 67)

1. Khái niệm

2.5. Kết quả hoạt động du lịch cộngđồng tại Tả Van – SaPa Lào Cai

2.5.1. Ảnh hƣởng của dịch bệnh đến phát triển du lịch.

Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực du lịch, khiến cho du lịch tại một số địa phương bị đóng băng trong khoảng thời gian nhất định.

Thực hiện chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Sa Pa đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm khôi phục lại hoạt động du lịch, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, giảm bớt thiệt hại, tác động tiêu cực từ dịch bệnh, đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, những khó khăn, vướng mắc cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt ra và tìm giải pháp tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Vừa qua, với một số hoạt động kích cầu, du khách đã bắt đầu trở lại với Sa Pa. Tuy nhiên, về tổng thể thì năm 2021 du lịch Sa Pa chịu thiệt hại rất nặng nề. Cụ thể như năm 2020, dù dịch bệnh nhưng Sa Pa đã đón được trên 1,2 triệt lượt

khách. Tuy nhiên năm 2021, thống kê cho thấy, Sa Pa mới chỉ đón được khoảng 600 nghìn lượt khách. Để báo đảm an toàn mở cửa đón khách du lịch trở lại, thị xã đã tập trung tiêm vắc xin; hiện toàn thị xã đã tiêm được gần 90% mũi 2; riêng các phường trung tâm thì tỷ lệ tiêm đạt 100%.

“Trước khó khăn có thể xảy ra, đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho ngành du lịch khi mở cửa trở lại, chúng tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp có thông tin cho lao động ngoại tỉnh chủ động trở lại làm việc. Cùng với đó, các khách sạn lớn, khu du lịch cũng đăng tuyển thêm nhân viên… Mục tiêu cuối cùng là làm sao phải bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ du khách khi đến với Sa Pa”, ông Phan Đăng Toàn, Bí thư thị ủy Sa Pa nhấn mạnh.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã triển khai có hiệu quả việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Đồng thời, Sa Pa đã nối lại hoạt động du lịch trong tình hình mới, góp phần giảm bớt những khó khăn mà các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong vùng đang gặp phải.Được công nhận là điểm du lịch quốc gia, nhưng thời gian qua du lịch Sa Pa cũng như nhiều điểm du lịch khác trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.

Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã thực sự mang lại nguồn sinh khí mới cho vùng đất du lịch ở Tây Bắc của Tổ quốc. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch tại Sa Pa đã chủ động các biện pháp thích ứng an toàn để có thể đón khách trở lại.

Du lịch Sapa nói chung và tại Tả Van nói riêng đã bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay du lịch Tả Van - Sapa đã từng bước trở lại mạnh mẽ, với nhiều mô hình du lịch, phục hồi ngành du lịch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, giảm thiệt hại và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, thực hiện “mục tiêu kép” đảm bảo phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi để du khách được hưởng những dịch vụ, sản phẩm du

lịch tốt nhất trong điều kiện cho phép, đồng thời góp phần giữ vững và khẳng định thương hiệu, chất lượng du lịch.

2.5.2. Kết quả đạt đƣợc về du lịch cộng đồng tại Tả Van – Sapa.

Du lịch cộng đồng tại Tả Van – Sapa – Lào Cai có những kết quả đáng mong đợi trong suốt quá trình nỗ lực và cố gắng không ngừng của người dân bản xứ cùng với sự tham gia giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự quan tâm từ tỉnh và nhà nước.

Với sự ưu ái của thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số đã chung sống từ bao đời nay, Tả Van Sa Pa Lào Cai chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, lấy con người làm trung tâm. Giảm ùn tắc ở các đô thị chật hẹp, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Cứu trợ Tạo khí thế phát triển du lịch bền vững, kết hợp với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái theo chỉ đạo.

Giá lưu trú một đêm tại Tả Van khá rẻ, dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng, tùy hạng phòng. Tuy nhiên, cũng có những phòng lưu trú cao cấp do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, có giá lên tới hơn một triệu đồng/đêm. Ngoài lưu trú qua đêm, đồng bào Giáy ở Tả Van còn bảo đảm cho du khách thưởng thức nét đặc sắc của ẩm thực dân tộc và các tiết mục văn nghệ như múa quạt, hát ống, hát dân ca…

Nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh khí hậu, cảnh quan, bản sắc văn hóa đa sắc màu các dân tộc, huyện Sa Pa tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng, hướng về bản làng và người dân, cộng đồng dân cư. Đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tại các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn,.. tập trung nhiều homstay, số lượng homstay ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đến nay đã có khoảng 154 cơ sở homstay.

Theo thông tin từ Ban Quản lý du lịch cộng đồng xã Tả Van, từ đầu năm 2017 đến nay, xã Tả Van đã đón khoảng 55.500 lượt khách tới tham quan và lưu trú qua đêm. Trong đó, có gần 38.000 lượt khách quốc tế với 14 quốc tịch khác

nhau, trên 17.800 lượt khách nội địa. Có gần 8.300 lượt khách đăng ký lưu trú qua đêm tại xã Tả Van (trong đó trên 6.600 lượt khách quốc tế).

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú tại gia ước đạt khoảng 400 triệu đồng.

Tả Van luôn là một trong những điểm thu hút khách du lịch, đông đảo nhất là du khách quốc tế khi ghé đến SaPa.

Tính đến ngày 15/9, xã Tả Van có 62 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch, trong đó 55 hộ làm dịch vụ lưu trú tại gia, tăng 3 hộ so với năm 2016.

Tiểu kết chƣơng 2.

Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đậm đà bản sắc dân đó chính là nền tảng cho việc thúc đẩy ngành du lịch và dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch của nước ta.

Ở Chương 2 đã tìm hiểu và phân tích một số khía cạnh văn hóa bản sắc dân tộc người Giáy. Trang phục, văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Giáy. Tuy nhiên, văn hóa dân tộc Giáy ở Tả Van, SaPa vẫn chưa được khai thác hết giá trị văn hóa để phục vụ du lịch.

Trong chương 2 này, em đã nêu tất cả những nét đặc sắc của người Giáy. Từ đó, khai thác phục vụ hoạt động du lịch của nước nhà.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN – SAPA

ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.

3.1. Phát triển du lịch ở huyện SaPa tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. nhìn 2030.

Du lịch tại Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 trên địa bàn huyện SaPa của tỉnh Lào Cai gắn liền với quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2015 – 2020 và có tầm nhìn chiến lược vào năm 2030, cho thấy du lịch tại SaPa hiện đang có đi đúng hướng, phát triển tăng trưởng ở mức cao có hiệu quả phù hợp, đóng góp vai trò mạnh mẽ trong thực hiện phát triển du lịch Việt Nam

Du lịch được coi là nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai, tỉnh đã đề xuất va ban hành chuyên đề về phát triển du lịch qua các giai đoạn khác nhau. Về công tác tổ chức quy hoạch và chính sách phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai được nâng cao và đẩy mạnh: Hiện nay quy hoạch và phát triển tổng thể du lịch của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015 – 2020, đột phá về tầm nhìn năm 2030, phê duyệt, công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia của huyện SaPa tỉnh Lào Cai đến năm 2030 ( ban hành theo Quyết định 1845/QĐ – TTg, ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ),...đây được xem là những định hướng quan trọng để phát triển du lịch Lào Cai. Hiện tại, các cấp, các nghành của tỉnh đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả. Quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh phấn đấu đến năm 2018, huyện SaPa sẽ được công nhận là khu du lịch quốc gia

Song song đó thì tỉnh Lào Cai đã và đang quyết liệt chỉ đạo để triển khai các nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và phát triển tổng thể du lịch tại một số huyện, thành phố có tiềm năng phát triển về du lịch như: Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bắc Hà…

Với một thời gian ngắn, huyện Sapa đã có được nhiều điểm đến mới, phát triển được nhiều sản phẩm mang tính đặc thù và hiện đang không ngừng tạo ra các sản phẩm du lịch mang giá trị văn hóa truyền thống.

Trước tiên phải nói đến mô hình du lịch cộng đồng hiện tại đang phát triển mạnh tại H’Mong Sapa, tạo ra những giá trị sản phẩm du lịch độc đáo và gắn với những đặc trưng văn hóa của tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai đã công nhận chính thức 28 điểm du lịch, 20 tuyến du lịch, 16 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bát Xát, Sa Pa với sự tham gia của gần 200 hộ gia đình có đủ điều kiện được kinh doanh loại hình lưu trú tại gia (homestay). Trong hai năm 2016 và 2017, những gia đình có nhà cho khách du lịch thuê (Homestay) tại Tả Van Giáy - Sa Pa được trao giải thưởng Homestay Asean.

3.2. Phát triển sản phẩm du lịch của SaPa.

Sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng là các sản phẩm du lịch chính mà Sa Pa đang hướng tới để phát triển trên quy mô rộng khắp. Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tận dụng được khí hậu mát mẻ trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và bản sắc văn hóa dân tộc của người dân bản địa theo các chương trình du lịch.

Du lịch sinh thái, khám phá và chinh phục đỉnh Fansipan là sản phẩm du lịch được tỉnh và huyện Sa Pa quan tâm, đầu tư mở rộng. Ðây là hình thức du lịch duy nhất ở Việt Nam có tại Sa Pa. Du lịch theo hình thức, du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm các dịch vụ du lịch độc đáo bao gồm: đi bộ trong rừng, ngủ trong rừng và đặc biệt là dịch vụ chinh phục đỉnh Fansipan.

Được thiên nhiên ưu đãi, Sa Pa từ lâu đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Đến với Sa Pa, du khách sẽ được tham quan nhiều địa danh, phong cảnh nổi tiếng như: Núi Hàm Rồng, sân Mây, thác Bạc, cầu mây, bãi đá cổ, chợ tình… và được trải nghiệm qua các tuyến du lịch bản làng người Mông Cát Cát, người Dao ở Tả

Phìn và các trò chơi dân gian. Đặc biệt, không thể bỏ qua tuyến du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nơi có đỉnh núi Fansipan cao 3.143 m.

Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đang thu hút sự quan tâm của du khách. Đây là vườn quốc gia có giá trị đa dạng sinh học, kể cả nguồn gốc địa phương và di cư bậc nhất Việt Nam. Tại đây, các nhà khoa học và người dân địa phương đã phát hiện nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm sống trên các thảm thực vật ôn đới. Chính vì vậy, Vườn Quốc gia Hoàng Liên là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Hiện nay, tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã hình thành các tuyến du lịch như khám phá, chinh phục đỉnh Fansipan, với hai điểm xuất phát chính: Từ thôn Sín Chải, Cát Cát (San Sả Hồ) và từ Trạm Tôn lên đỉnh Fansipan. Để tăng thêm sự phong phú, hấp dẫn, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đang tiến hành khảo sát tuyến leo núi mới từ Trạm Tôn lên đỉnh Fansipan rồi xuôi xuống thôn Séo Mý Tỷ (Tả Van) - Bản Hồ, đây sẽ là tuyến đường leo núi thu hút nhiều du khách tham gia. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia khám phá sự đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên thông qua việc đi bộ trong rừng, có thể thưởng ngoạn và đắm mình dưới thác nước Tình yêu…

Sản phẩm du lịch bổ trợ bao gồm: Hệ thống đền chùa trong tổ hợp vui chơi giải trí tại cáp treo Fansipan gắn liền với du lịch tâm linh, các địa điểm di tích tâm linh trong khu vực đang từng bước được kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận, du lịch liền gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống, du lịch thương mại gắn liền với tham quan và mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, du lịch còn gắn với các hoạt động thương mại tại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai, du lịch nghiên cứu, tìm hiểu về sinh thái gắn liền với giáo dục môi trường, du lịch thể thao mạo hiểm...

Theo định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch chính của Sa Pa hướng tới những sản phẩm du lịch đặc thù để tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn, khác biệt, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng.

3.3. Giải pháp trực tiếp đến sự phát triển du lịch văn hóa ở SaPa. 3.3.1. Phƣơng pháp tuyên truyền. 3.3.1. Phƣơng pháp tuyên truyền.

Trong những năm gần đây, SaPa được cou là một trong những điểm du lịch độc đáo, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước với SaPa tiểu An – Pơ của miền nhiệt đới “ cao nguyên trắng”. Bắc Hà nổi tiếng với chợ văn hóa. Nơi đây còn có bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc của cộng đồng 25 dân tộc anh em, được đánh giá là tiềm năng phong phú để SaPa phát triển du lịch. Đây cũng là lý do qua 4 kỳ Đại hội Đảng bộ của tỉnh Lào Cai đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, từ đó ban hành nhiều chính sách, tập trung nguồn nhân lực để phát triển các ngành kinh tế chủ yếu theo chủ trương phát triển của tỉnh Lào Cai năm 2020, SaPa sẽ trở thành điểm nóng của du lịch vùng núi Tây Bắc và SaPa sẽ trở thành khu du lịch quốc gia. Ngoài ra, du lịch cũng sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển ở các nơi khác trên địa bàn của tỉnh Lào Cai, tạo tiền đề trở thành nghành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030, giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Năm 2018, Lào Cai đón 1,2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 3493 tỷ đồng. Các điểm du lịch của tỉnh SaPa luôn được bình chọn với thứ hạng cao trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực như: SaPa luôn đứng trong top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Những năm gần đây, bằng nhiều biện pháp thiết thực, du lịch cộng đồng và homestay ở SaPa đã dần trở thành điểm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Du lịch cộng đồng ở SaPa đã nhận được giải thưởng ASEAN, những kết quả trên đã cho thấy du lịch đã thực sự góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)