Khái quát về ngƣời Giáy ở Tả Van – SaPa

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 38)

1. Khái niệm

2.2. Khái quát về ngƣời Giáy ở Tả Van – SaPa

2.2.1. Lịch sử hình thành tộc ngƣời Giáy.

Ngoài tên gọi dân tộc Giáy, đồng bào còn có tên bản địa là Nhắng hay Giẳng và có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (hệ ngôn ngữ Nam Á).

Vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII theo các nhà nghiên cứu thì đó là thời điểm dân tộc Giáy di cư vào Việt Nam. Đồng bào Giáy có nghề truyền thống là trồng lúa nước. Ngoài ra còn làm nương, khai thác lâm thổ sản và chăn nuôi. Đồng bào Giáy ở ngôi nhà truyền thống là nhà sàn nhưng hiện nay có một

số gia đình ở nhà đất. Phía trước nhà người Giáy thường dựng một sàn phơi. Gian giữa của ngôi nhà là nơi trang nghiêm đặt bàn thờ. Trên bàn thờ có nhiều bát hương thờ: trời, đất, tổ tiên, vua bếp, thổ thần… Trong buồng cữ lập một bàn thờ Mụ, khi con được đầy tháng mới làm lễ báo tổ tiên và đặt tên cho con.

Người Giáy quan niệm thế giới gồm ba tầng, con người ở tầng giữa. Tầng trời được hình dung là đẹp đẽ, vinh hiển, tầng trong lòng đất được quan niệm là nhỏ bé, tội lỗi.

Trang phục: Phụ nữ Giáy mặc quần chàm đen, áo cánh 5 thân hở tà, dài che kín mông, khuy cài sang nách phải, ở cổ áo, vạt áo và cổ tay được viên vải khác màu nổi trên nền áo. Hiện nay do số lượng người Giáy ở Yên Bái ít, cư trú xen kẽ cùng các dân tộc Tày, Thái nên nhiều phong tục tập quán bị ảnh hưởng. Đa số phụ nữ Giáy mặc trang phục như người Thái.

Đồng bào Giáy tổ chức ăn tết như người Tày, chủ yếu là tết Nguyên đán, tết mùng 5/5, tết 14/7. Trong ăn uống có một số kiêng kỵ, ví dụ: Họ Lục kiêng ăn thịt chó, họ Trần kiêng ăn thịt con cuốc… Trong tín ngưỡng dân gian người Giáy quan niệm có 2 loại ma: Ma nhà và ma ở ngoài. Ma nhà là ma linh hồn người thân trong gia đình, ma ở ngoài là ma linh hồn của người khác dòng họ, họ quan niệm cả hai loại ma đều có ma lành và ma dữ. Bàn thờ thần chính trong nhà thường có ba lư hương theo thứ tự từ trái qua phải gồm thần bếp, thần thổ địa và gia tiên.

Người Giáy không có chữ viết của riêng mình, một số rất ít người lớn tuổi và các thầy cúng xen kẽ với những người Tày thành thạo sử dụng chữ Nôm Tày và chủ yếu trí nhớ là phương tiện lưu truyền duy nhất như với người xưa. Những câu chuyện, tục ngữ, thơ, vần, câu đố… Nhưng những câu hát giao duyên của người Giáy không còn được lưu giữ nhiều ở lứa trẻ tuổi nữa. Do xã hội phát triển xã hội hóa nên đã có một số những người trẻ đã quên đi nhiều phong tục bản sắc của dân tộc mình. Nội dung các bài hát cảu đồng bào Giáy rất đa dạng và phong phú về đề tài hát giao duyên, hát lao động, mỗi chủ đề đều có kịch tính và phong cách thể hiện theo từng tính cách mỗi người. Người Giáy hát bên

mâm rượu, hát qua đêm điệu “Phướn” của mình, còn được người Tày, người Thái cùng vui vào rằm tháng bảy, các dịp làm quen, giải hạn.

Một phần nhỏ đồng bào dân tộc Giáy sống rất hòa đồng, không có tính biệt lập dân tộc riêng, và luôn nỗ lực cùng các dân tộc khác phát triển kinh tế của đồng bào mình.

2.2.1.1. Thực trạng kinh tế tộc ngƣời Giáy.

Những năm gần đây du lịch cộng đồng phát triển mạnh đã một phần giúp người Giáy có thêm thu nhập kinh tế. Từ xưa đến nay đồng bào người Giáy tại xã Tả Van sinh sống bằng nghề nuôi trồng làm nông nghiệp,chăn nuôi. Ở một số gia đình có nghề nung vôi và nghề làm nhang.

Trước đây, Thôn Tả Van Giáy được hình thành dựa trên những phong tục, tập quán và sinh hoạt đặc trưng của người Giáy ở Lào Cai. Họ cư trú quần tụ với hàng trăm nóc nhà và thành từng luổng (làng), bán (bản), mướng (mường) trên các địa hình của vùng thấp: ở chân đồi; núi; những thung lũng ven sông, ven suối. Giống như các nhóm dân tộc Tày - Thái, họ rất ít khi sinh sống ở sườn núi, đỉnh núi. Do sống cùng trên một địa bàn cư trú, theo tiến trình lịch sử, người Giáy đã giao lưu và có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Tày, Thái, Nùng từ ngôn ngữ đến nhà cửa, trang phục và một số sinh hoạt văn hóa...

Ngày nay, người Giáy ở thôn Tả Van Giáy đã có cuộc sống khấm khá hơn với một nền văn hóa khá văn minh. Toàn thôn có trên 20 hộ thì hầu hết là làm du lịch; đặc biệt, loại hình du lịch bản làng đang được người dân ở đây mở rộng và khai thác.

Hiện nay, thôn đã được Ngành an ninh và du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép được đón du khách khi họ muốn dừng chân hay nghỉ ngơi qua đêm ở đây. Đại đa số các hộ ở đây, hộ nào cũng xây dựng nhà cửa khang trang, sạch sẽ: có đầy đủ giường đệm, chăn màn đẹp, có hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh tiện lợi... Bên cạnh đó, họ còn được mở rộng về kiến thức văn hóa - du lịch, học cách giao tiếp với khách nước ngoài.

Vốn yêu thích nghệ thuật, kịch nghệ. Ngoài du lịch, họ còn tạo ra những sản phẩm du lịch vô cùng độc đáo, tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ du

khách, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, đội văn nghệ của thôn Tả Van Giáy với tổng số 50 thành viên, thôn Tả Van Giáy đại diện cho một nửa là phụ nữ trong thôn.

Nếu có dịp đến Tả Van, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của dân tộc Giáy do chính tay người Giáy chế biến: Cá sông Mường Hum nướng, thịt ngựa Mường Khương, lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn..., được hòa mình vào không khí lễ hội, trò chơi dân gian của người Giáy như;; lễ Nào Cống, Roóng Poọc (xuống đồng), ném còn, đánh yến... và cùng tham gia các tour du lịch bản làng.

2.2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch.

Du lịch cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai) được khởi xướng cách đây hơn hai chục năm tại trung tâm xã Tả Van, cách Sa Pa khoảng 10km. Từ năm 2008, thị xã SaPa đã xây dựng thí điểm Dự án hỗ trợ du lịch bền vững nhờ sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV Với mục tiêu đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa trong việc kinh doanh du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc… Dự án hỗ trợ du lịch cộng đồng bền vững tại Sa Pa đã đạt hiệu quả cụ thể, đến nay đã nhân rộng ra nhiều xã như: Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn, Nậm Cang… với sự tham gia của 295 hộ dân (số liệu tháng 12/2019) cùng làm du lịch.

Cụm homestay Tả Van Giáy 1 là một trong năm cụm homestay của Việt Nam đoạt giải thưởng ASEAN. Hiện ở địa phương có khoảng 140 hộ dân sinh sống, thì có hơn 40 hộ đăng ký làm mô hình du lịch cộng đồng (homestay), mỗi nhà có sức chứa từ 10 đến 20 người, trung bình vào mùa cao điểm, mỗi ngày phục vụ từ 200 đến 300 khách. Giá lưu trú một đêm tại Tả Van khá rẻ, dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng, tùy hạng phòng. Tuy nhiên, cũng có những phòng lưu trú cao cấp do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, có giá lên tới hơn một triệu đồng/đêm. Ngoài lưu trú qua đêm, đồng bào Giáy ở Tả Van còn bảo đảm cho du khách thưởng thức nét đặc sắc của ẩm thực dân tộc và các tiết mục văn nghệ như múa quạt, hát ống, hát dân ca…

Nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh khí hậu, cảnh quan, bản sắc văn hóa đa sắc màu các dân tộc, huyện Sa Pa tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng, hướng về bản làng và người dân, cộng đồng dân cư. Ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn…. Tính đến nay, toàn huyện Sa Pa có 154 cơ sở homestay, tập trung đem lại thu nhập cao cho các hộ làm làm du lịch.

2.2.1.3. Thực trạng văn hóa, xã hội.

Về giáo dục: Tỉ lệ học sinh đi học đúng cấp 77,4%, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đúng cấp tiểu học 91,8%, tỉ lệ người biết đọc biết viết chữ phổ thông 76,1%, tỉ lệ người trưởng thành có việc sau đào tạo 6.6%.

LHTT : Một trong những lễ hội nổi tiếng của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai là lễ hội Roóng Poọc. Mục đích cầu cho mùa màng bội thu, gia đạo bình an, mưa thuận gió hòa để mùa màng năm sau bội thu hơn. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Quan niệm của người Giáy đây chính là lễ hội để kết thúc tháng tết. Lễ hội Mừng năm mới (Lễ hội múa trống) là sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Giáy, lễ cấm bản được tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch với mục đích cúng thần rừng.

Về cải tạo tập quán lạc hậu: Đề án số 14 của Tỉnh ủy Lào Cai về "Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, trọng tâm là vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu Trước khi thực hiện đề án, tình trạng tảo hôn chiếm trên 30%, một số trường hợp hôn nhân cùng, cận huyết thống, ép cưới, thách cưới cao, có trường hợp lên đến 25 triệu đồng. Tình trạng tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày, nhiều bữa gây tốn kém, lãng phí khá phổ biến (có đám cưới chi phí lên đến 50 triệu đồng). Trong việc tang các gia đình có người chết vẫn còn để lâu trong nhà, thậm chí hàng tuần để mời thầy cúng đến cúng ma, làm lý, tính tuổi không được trùng với người trong nhà mới được ngày đưa đi chôn, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc tổ chức ăn uống dài ngày, chi tiêu không tiết kiệm, phải mổ trâu làm ma, tốn kém gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống kinh tế gia đình của đồng bào.

Mạng lưới y tế: Tỷ lệ sử dụng bảo hiểm y tế là 52,4% và tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thấp, nhưng tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người Giáy gần như chắc chắn cần được xem xét và làm rõ. Các xã, huyện có năng lực và điều kiện khám chữa bệnh còn yếu, một số người Giáy chưa hiểu rõ về quyền lợi và cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện đi lại hạn chế ... Nhiều năm qua, Trạm Y tế xã luôn là quyết tâm xây dựng đạt chuẩn quốc gia về y tế là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngay từ đầu năm TYT đã chủ động tham mưu cho UBND xã kiện toàn lại Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân (BCĐ CSSKND). Các đoàn thể tham gia thực hiện bộ tiêu chí gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. BCĐCSSKND xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ phụ trách thôn và phụ trách từng tiêu chí để phối hợp với TYT thực hiện tốt công tác xây dựng các tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã. BCĐ CSSKND xã thường xuyên tổ chức họp Ban chỉ đạo để đánh giá công tác thực hiện Bộ tiêu chí năm 2018. Các thành viên BCĐ CSSKND tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại gia súc ra xa khu nhà ở. Tham mưu UBND xã ra các các văn bản chỉ đạo cho các ngành phối hợp, hỗ trợ TYT xã để hoàn thành tốt tiêu chí 6, đăng ký nhà tiêu cho các hộ gia đình. Các tiêu chí được phân cho từng cán bộ phụ trách thực hiện, mặt khác TYT đã bám sát sự chỉ đạo của TTYT huyện để phối hợp thực hiện các chỉ tiêu về chuyên môn.

Công tác chăm sóc sức khỏe: Trẻ em trong các độ tuổi hầu hết được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95% nhân dân ốm đau đã đi viện hoặc đến trạm y tế luôn không còn bị những hủ tục mê tín dị đoan và đã được xóa bỏ. Người dân ý thức đến trạm y tế khám bệnh không bị các hủ tục mê tín làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Dân số và gia đình : Làng Tả Van Giáy thuộc xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Làng ở dưới chân núi, gồm 110 hộ dân với 550 nhân khẩu.Công tác dân số gia đình, trẻ em rất được quan tâm và chú trọng từ Đảng và Nhà nước. Tỉ lệ tảo hôn của dân tộc Giáy là 25.6%.Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết

thống đến từ nhiều yếu tố, và trong đó một phần yếu tố quan trọng là trình độ học vấn chưa được cao, địa bàn sông biệt lập ít giao lưu, hội nhập với xã hội. Để giải quyết được các hủ tục như tảo hôn kết hôn cận huyết thống nhà nước cần chú trọng đưa ra các giải pháp hợp lý và tạo động lực cho các dân tộc thiểu số hội nhập và phát triển kinh tế xã hội.

Mức sống và thu nhập: tỉ lệ hộ cận nghèo 12% tỉ lệ hộ cận nghòe, hộ nghèo của dân tộc giáy đã được giảm mạnh. Thúc đẩy kinh tế dân tộc Giáy phát triển tỉ lệ mù chữ ở dân tộc Giáy trong những năm gần đây giảm mạnh.

2.2.1.4. Thực trạng, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch huyện SaPa – tỉnh Lào Cai

Thực hiện mục tiêu tổng thể của Đề án là xây dựng Lào Cai trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, sau 2 năm triển khai thực hiện (2016 – 2017), du lịch Lào Cai tăng trưởng phát triển mạnh. Tỉnh đã làm tốt vai trò đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia năm 2017 Lào Cai - Tây Bắc. Đến hết năm 2017 nhiều chỉ tiêu của Đề án đạt cao như Tổng số hướng dẫn viên và thuyết minh là 716 người (đạt 126% so với mục tiêu đề án), mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Lào Cai đạt 1.335.000 đồng/khách (vượt 38% mục tiêu đề án), tổng lượt khách du lịch ước là 3,5 triệu lượt (đạt 78% mục tiêu đề án) tổng số cơ sở lưu trú là 961 cơ sở với tổng số trên 11.000 phòng (đạt 75% so với mục tiêu đề án), số lao động, việc làm trong lĩnh vực du lịch đạt 19.200 việc làm (đạt 58% so với mục tiêu đề án), ( tổng thu du lịch ước đạt 9.442 tỷ đồng (đạt 52% so với mục tiêu đề án).

Ngoài ra, còn quan tâm đến việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, tính đến cuối năm 2017, tổng huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch là 9.145,2 tỷ đồng (tỷ lệ phần trăm mục tiêu dự án là 51,84 USD), trong đó chủ yếu tập trung về thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nhà nước. Ngân sách chỉ chiếm 1,3%. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và hệ thống giao thông, trọng tâm là

các tuyến nằm trong khu vực Sa Pa, Bắc Hồ, kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Năm 2016 và 2017, nguồn nhân lực du lịch tăng khá, toàn tỉnh đã đào tạo, đào tạo lại cho hơn 3.500 lao động, với 9.500 lao động.

Hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch được nâng cao. Lào Cai đã hoàn thành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thiện hồ sơ và đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Sa Pa là khu du lịch quốc gia vào năm 2017, hoàn thành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng của người giáy ở tả van – sapa – lào cai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)