1. Khái niệm
3.3.2. Tập trung đào tạo và nguồn nhân lực
Cho đến hết năm 2012 toàn tỉnh đã tiến bộ vượt bậc toàn tỉnh có 263 hướng dẫn thuyết minh viên được cấp giấy chứng nhận, toàn tỉnh có 36 đơn vị lữ hành quốc tế,nội địa có 161 hướng dẫn viên. So với các tỉnh trong khu vực lúc đó con số đó là con số không hề nhỏ. Tuy nhiên phần lớn số lao đông còn ở trình độ thấp lao động còn ở trình độ sơ cấp, trung cấp hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch và đa số là làm việc theo hợp đồng. Đa số các công ty lữ hành, du khách nước ngoài rất thích hướng dẫn viên là người địa phương, bởi
những hướng dẫn viên đó rất am hiểu về truyền thống của địa phương họ, và hơn hết là rất nhiệt tình,…..
Nguồn nhân lực chính của ngành du lịch tại Lào Cai, tạo ra những nét riêng biệt đặc sắc để lại dấu ấn sâu trong lòng du khách. Phần lướn các hướng dẫn viên chưa có nhiều kinh nghiệm mà mới chỉ có giấy chứng nhận thuyết minh viên do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp, thiếu nhiều kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, tính chuyên nghiệp chưa cao, hướng dẫn viên du lịch địa phương chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, thiếu nhiều kỹ năng cần thiết. Thực tế tất cả thuyết minh viên đều thông thạo tiếng nói phổ thông.
Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển du lịch, ngoài việc tuyển thêm các lao động tỉnh ngoài có chất lượng, cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp; thống kê chính xác cán cân cung – cầu tổng thể với các ngành, lĩnh vực cụ thể, yêu cầu trình độ chuyên môn… Ngành du lịch sẽ tạo việc làm cho khoảng 8.500 lao động, trong đó lao động trực tiếp chiếm khoảng 2500 ( khoảng 78% tổng số lao động trực tiếp trong các cơ sở).
Với mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định con người là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ngành du lịch tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.