1. Khái niệm
2.4. Mức độ tham gia của cộngđồng ngƣời Giáy tại Tả Van – SaPa
Mức độ tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa còn thể hiện ở các hoạt động liên quan đến khách du lịch mà dân bản thực hiện. Sự phát triển
mạnh mẽ của du lịch đã kéo theo vô số nhu cầu cần được đáp ứng của khách du lịch, làm xuất hiện hàng loạt các nghề mới như cho thuê nghỉ trọ, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, bán hàng lưu niệm (thổ cẩm, đồ trang sức), hướng dẫn, chở xe ôm, dẫn khách leo núi, khuân vác… Cùng với tốc độ phát triển của du lịch tại Sa Pa, ngày càng thu hút nhiều người dân tộc thiểu số làm du lịch và thu nhập của họ được cải thiện.
Ví dụ như:
Bản Cát Cát có 360 người, 112 người tham gia vào các hoạt động du lịch (chiếm 31,2% dân số). Bản Lý Lao Chải có 516 nhân khẩu, 102 nhân khẩu từ 22 hộ gia đình (trên tổng số 28 nhân khẩu). hộ gia đình) tham gia vào các hoạt động du lịch.
Thứ nhất là hoạt động cho thuê nghỉ trọ (homestay). Tổng số các hộ đăng ký cho thuê nghỉ trọ là 84 hộ trên tổng số 5 xã, bao gồm: xã Tả Van là 40 hộ, xã Bản Hồ là 31 hộ, xã Thanh Phú có 6 hộ, xã Tả Phìn có 4 hộ và thôn Sín Chải xã San Sả Hồ có 3 hộ. Điều kiện nhà nghỉ ở thôn bản rất đơn giản, trước kia thường có khoảng 8 - 12 chiếc giường hoặc chiếu trải trên sàn nhà. Hiện nay, chủ nhà dành riêng cho khách một phòng có giường nhỏ và một chiếc ti vi. Thông thường, hướng dẫn và những người mang vác đồ sẽ lo thực phẩm và cùng chủ nhà nấu ăn cho khách. Chủ nhà có thể cung cấp thêm rau xanh, gia cầm hay rượu dân tộc (có thể tính tiền hoặc không). Trong số nhà nghỉ của các dân tộc thiểu số, nhà của dân tộc Tày ở hai xã Bản Hồ và Tả Van được đánh giá là sạch sẽ và tiện nghi nhất.
Tại bản Tả Van Giáy, xã Tả Van hiện có 48 gia đình kinh doanh lưu trú. Theo anh Hà, chủ một homestay lớn nhất ở đây cho biết, trung bình mỗi tháng, gia đình anh đón vài chục lượt du khách lưu trú qua đêm. Ngoài ra, gia đình anh Hà còn bán hàng lưu niệm, kinh doanh ăn uống phục vụ du khách. Anh cho biết trừ hết chi phí, thu nhập mỗi tháng của gia đình anh từ 30 – 40 triệu đồng. Trường hợp như gia đình anh Hà là một trong những hộ gia đình kinh doanh du lịch cộng đồng thành công nhất ở bản Tả Van Giáy.
Ngày nay, người Giáy ở thôn Tả Van Giáy đã có cuộc sống khấm khá hơn với một nền văn hóa khá văn minh. Toàn thôn có trên 20 hộ thì hầu hết là làm du lịch; đặc biệt, loại hình du lịch bản làng đang được người dân ở đây mở rộng và khai thác.
Hiện nay, thôn đã được Ngành an ninh và du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép được đón du khách khi họ muốn dừng chân hay nghỉ ngơi qua đêm ở đây. Đại đa số các hộ ở đây, hộ nào cũng xây dựng nhà cửa khang trang, sạch sẽ: có đầy đủ giường đệm, chăn màn đẹp, có hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh tiện lợi... Bên cạnh đó, họ còn được mở rộng về kiến thức văn hóa - du lịch, học cách giao tiếp với khách nước ngoài và có thể chế biến các món ăn đặc sản dân tộc hấp dẫn để phục vụ du khách.
Vốn là dân tộc yêu thích văn nghệ, múa hát. Ngoài việc làm kinh doanh ra họ còn rủ nhau tập những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhằm phục vụ dịch vụ du ljch cho các du khách.