109 –THPT GIA LỘC – HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 174 - 175)

- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn

109 –THPT GIA LỘC – HẢI DƯƠNG

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

“…Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Vợ nhặt – Kim Lân) Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Qua đó, anh/chị hiểu nghĩa của từ “nên người” như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Ngôn ngữ trong đoạn văn là lời của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? (0,5 điểm) Câu 3: Nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Viết lời nhận xét trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Đọc bài ca dao “Mười tay” của dân tộc Mường sau đây, trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6:

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim. Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau. Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma. Một tay khung cửi guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa. Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn. Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. Bồng bồng con ngủ cho say

Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Nhân vật trữ tình dành tình cảm yêu thương đặc biệt cho ai? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 5: Chỉ ra hai biện pháp tư từ được sử dụng nhiều nhất trong bài ca dao? Nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó (0,5 điểm)

Câu 6: Nêu những suy nghĩ của anh/chị về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa và nay? Viết câu trả lời khoảng 7-10 dòng. (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1:

Nội dung chính của đoạn văn trên: miêu tả tâm trạng của Tràng trong buổi sáng thức dậy, sự ý thức về bổn phận trách nhiệm của người chồng, người chủ gia đình

Nghĩa của từ “nên người”: ý thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân. Câu 2:

Ngôn ngữ trong đoạn văn là lời của tác giả, ngôi tứ 3. Tác dụng: tạo nên sự khách quan cho tác phẩm.

Câu 3: Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao động, dù ở bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của một con người. Ông mở cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng. Qua đó, Kim Lân gửi vào trong đoạn văn của mình tiếng nói mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con người thoát khỏi cái chết và có khả năng đưa con người thoát khỏi tình trạng phi nhân tính.

Câu 4:

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là người mẹ

Nhân vật trữ tình dành tình cảm yêu thương đặc biệt cho người con của mình. Câu 5:

Hai biện pháp tư từ được sử dụng nhiều nhất trong bài ca dao: điệp từ, liệt kê. Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người mẹ.

Câu 6: Suy nghĩ về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa và nay:

Điểm tương đồng: đều là người “xây tổ ấm”. là người giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, vừathực hiện thiên chức của người vợ, vừa thực hiện thiên chức của người mẹ.

Điểm khác biệt: Người phụ nữ trong xã hội xưa vất vả, cực nhọc hơn do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ. Ngày nay người phụ nữ được sẻ chia, trâ trọng nhiều hơn.

ĐỀ 110 –THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO – BÌNH ĐỊNHĐọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w