SỐ 78 CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN NINH THUẬN Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới ( từ câu 1 đến câu 5):

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 124 - 125)

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.

7. Qua hai đoạn văn bản trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về những bậc cao niê nở Việt Nam thời chiến tranh? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

SỐ 78 CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN NINH THUẬN Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới ( từ câu 1 đến câu 5):

(1) Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng hơi tròn, trông mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang,v.v) bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

(2) Người Việt Nam chúng mình đã chẳng còn xa lạ gì với những sợi bún trắng tinh, thoang thoảng hương thơm rồi. Dù là miền Bắc, miền Nam hay miền Trung, ở nơi đâu sợi bún cũng tạo nên những món ăn độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng ở xứ Huế, người ta càng ưa chuộng bún hơn bởi cái tính “kiểu Huế” của nó. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, là sự thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc khiến cho người thưởng thức không chỉ cảm nhận được cái ngon của món ăn mà còn cảm nhận được cái hồn của người chế biến.

Tô bún bò Huế trông có vẻ đạm bạc nhưng lại rất thanh lịch với nước bún trong, để lộ những sợi bún trắng nằm xếp lớp, vài lát ớt màu đỏ nổi bật trên nền xanh pha trắng của rau hành, quyện với những vàng sao của tinh dầu nhưng vẫn không che được miếng giò heo trắng ngả vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và miếng xương tròn ở giữa. Nhìn bát bún cứ ngỡ như bông hoa có nhụy vàng, ẩn trong tấm rèm màu nâu đỏ, với những đường vân màu vàng nhạt của những lát thịt bò bắp. Lấy đầu đũa gắp ít ớt tương hoặc ớt ruốc, nhúng vào tô bún, ớt sẽ từ từ tỏa bung ra như hoa nở trên mặt nước bún và chất cay cũng thong thả lan tỏa quanh tô bún khiến thực khách, dù chưa ăn, cũng phải hít hà. Nếu cảm thấy chưa “đã”, có thể cầm lên trái ớt xanh, căng mọng cắn một miếng, sẽ biết thế nào là cái “hiền” của Huế, cái hiền đằm thắm, nhẫn nhịn đó khiến bao tao nhân mặc khách phải giọt ngắn giọt dài.

( Theo Báo Tổ Quốc – Huế xưa và nay)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của mỗi văn bản đã cho. (1,0 điểm)

Câu 2: Mỗi văn bản được viết về nội dung gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản (2) có đặc điểm gì? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong hai văn bản đã cho, anh/chị thích văn bản nào hơn? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 5: Hai văn bản đã khơi gợi trong anh/chị những cảm xúc gì? Trả lời khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1. - Văn bản 1: Phương thức biểu đạt thuyết minh; phong cách ngôn ngữ khoa học. - Văn bản 2: Phương thức biểu đạt miêu tả và phong cách ngôn ngữ báo chí/ nghệ thuật.

Câu 2. Văn bản (1) viết về món bún nói chung. Văn bản (2) nói về món bún của riêng xứ Huế.

Câu 3. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản (2) mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là tính thẩm mĩ [hoặc PCNN báo chí - tính sinh động hấp dẫn].

Câu 4. Thí sinh có thể chọn 1 trong 2 văn bản, phải có lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

Câu 5. Hai văn bản đã khơi gợi niềm yêu, niềm tự hào đối với nền ẩm thực của quê hương nói chung và món bún nói riêng.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w