- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.
4 Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.
SỐ 84 CHUYÊN CHU VĂN AN HÀ NỘI Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh
Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay...
( Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm)
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên .(0.5)
2.Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông qua câu thơ: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì. (0.5)
3. Từ hình ảnh sông Đuống của ngày xưa và ngày nay nói rõ xúc cảm của nhân vật trữ tình dành cho miền quê yêu dấu. (1.5)
4. Vì sao những dòng thơ viết về quê hương lại mở đầu bằng lời tâm tình với nhân vật "em"? (0.5)
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt là : tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Câu thơ gợi tả một sông Đuống duyên dáng trữ tình như dáng hình gợi cảm, tràn đầy sức thanh xuân của người thiếu nữ Kinh Bắc. Đồng thời gợi lên vẻ đẹp của một sông Đuống trầm mình trong dòng chảy của thời gian lịch sử...
Câu 3. Sông Đuống ngày xưa là miền quê yên ả, thanh bình, trù phú... Sông Đuống hôm nay là ranh giới chia lìa giữa quá khứ và hiện tại, giữa bình yên và chiến tranh. Sông Đuống là niềm hướng vọng đau đáu thiết tha trong tâm khảm đứa con xa quê.... Sông Đuống gợi thức niềm yêu tha thiết và nỗi đau quặn thắt...
Câu 4. " Em" là một nhân vật phiếm chỉ, một thủ pháp trữ tình để nhà thơ tâm sự sẻ chia.
Đó một nhân vật vừa hữu hình vừa vô hình để lắng nghe dòng cảm xúc miên man bất tận ngân lên từ cõi lòng thi sĩ .
ĐỀ SỐ 85. CHUYÊN HÀN THUYÊN BẮC NINH LẦN 3Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: