99 –THPT TÂY NINH Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 159 - 160)

- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn

99 –THPT TÂY NINH Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3. Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm).

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:

Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời!

Đốt nén hương thơm, mát dạ Người Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi! Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...

(Mẹ Tơm - Tố Hữu)

Câu 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)

Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “ Sống trong cát, chết vùi

trong cát - Những trái tim như ngọc sáng ngời”. (0,5 điểm)

Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 7. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả trong đoạn cuối. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

(0,5 điểm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên: “Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí,

vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.”

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận.

Câu 3: Thí sinh nêu quan điểm riêng của cá nhân, cần khẳng định vai trò quan trọng, là môn học

không thể thiếu trong chương trình THPT của môn lịch sử. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.

Câu 5: Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ là biện pháp so sánh. Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ trên: ngợi ca người mẹ tình nghĩa mà anh hùng.

Câu 7: Tình cảm của tác giả trong đoạn cuối: sự xúc động, biết ơn đối với mẹ Tơm. Thí sinh có thể

diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau xong phải có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

ĐỀ 100 – THPT THÁI HÒA – NGHỆ ANĐọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w