ĐÁP ÁN Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 65 - 67)

- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:

ĐÁP ÁN Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài

khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhung cần có những nét hiểu cơ bản về khả năng sử dụng các biện pháp tu từ, các chi tiết có ý nghĩa biểu tượng.

Yêu cầu cụ thể:

Câu a. - Các biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Câu hỏi tu từ: “ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây bắc” + Phép điệp từ: “ khi ” lặp lại 2 lần

+ Phép nhân hóa: “ Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” + Phép ẩn dụ: “con tàu” - “ Tây bắc”

- Tác dụng của các biện phép tu từ:

+ Việc sử dụng câu hỏi tu từ “Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc”, phép điệp từ “Khi”, phép nhân hóa “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”, kết hợp với giọng thơ chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đến bốn câu đề từ đầy nhiệt huyết, háo hức và mê say về một “cuộc đi” đến những vùng miền xa xôi để cống hiến và dựng xây, kiến thiết.

+ Biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất chính là ẩn dụ với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Tây Bắc, ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất, còn là biểu tượng gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tố Quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân. Lên Tây Bắc cũng chính là trở về với chính lòng mình. “Con tàu” là hình ảnh lãng mạn, là biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

+ Tăng sức tính hình tượng và sức gợi cảm cho đoạn thơ.

Câu b. Nhận xét:

- Vị trí của đoạn đề từ: ngay phần mở đầu tác phẩm.

- Tác dụng của lời đề từ: là một chỉ dẫn, một gợi ý để khám phá tác phẩm, là khúc dạo đầu giúp người nghe phán đoán được cái bổng trầm trong một bản nhạc. Có thể xem bốn câu thơ đề từ của tác phẩm như là sự gói ghém trọn vẹn nỗi niềm của nhà thơ Chế Lan Viên, là sự trải nghiệm của một người có hơn hai mươi năm cầm bút để đi đến một chân lý giản đơn. Lời mời gọi lên Tây Bắc trở thành lời giục giã, lời mời gọi những tâm hồn hãy đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân . Từ một vấn đề thời sự, bài thơ đã mở ra những suy tưởng về cuộc sống, về nghệ thuật .

Câu c. Ý nghĩa:

+ Là nghĩa cụ thể chỉ một địa danh, một vùng đất, nơi hướng tới của bao người đi xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958-1960.

+ Là biểu tượng gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tố Quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi khắc ghi kỉ niệm của ngững người đã trải qua kháng chiến, nơi vẫy gọi mọi người đi tới.

+ Là biểu tượng của hiện thực cuộc sống, cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật.

- Con tàu:

+ Chế Lan Viết viết “ Tiếng hát con tàu” vào thời điểm miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở Tây bắc, Lúc này, chưa có đường tàu và con tàu lên Tây bắc. Con tàu là hình ảnh lãng mạn, là hình ảnh của tâm tưởng.

+ Là biểu tượng cho khát vọng lên đường,khát vọng đi xa, khát vọng hòa nhập vào cuộc đời lớn của nhân dân, đất nước.

+ Khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w