SỐ 83 THPT YÊN LẠC VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 132 - 135)

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.

4 Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.

SỐ 83 THPT YÊN LẠC VĨNH PHÚC

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười

Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.

(Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Bởi vì rất dễ hiểu, tự thỏa hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thỏa hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường ảo Internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.

Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube,… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.(…)

Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone. Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế.(…). Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn!(…)

Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang cả những người có đôi có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình, thì thực ra cũng chả khác gì F.A.

Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.

Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.

(Theo ICTnews/ Techinasia)

Câu 1.Văn bản trên được viết theo cấu trúc nào? (0,25điểm)

A. Diễn dịch C. Song hành B. Quy nạp D. Tổng- phân- hợp

Câu 2. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người nào? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người viết “gập máy tính lại, tắt điện thoại đi.

Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A” không? Vì

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường…

(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)

Câu 4. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 5. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ: (0,5 điểm)

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Câu 6. Qua đoạn thơ trên, anh (chị) hiểu gì về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt? Trả lời trong

khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm).

Câu 7. Cùng nhắc đến tiếng Việt có nhà nghiên cứu viết: “... Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy

mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa bạch hứng vong hồn bao thế hệ đã qua...”.

Hãy cho biết những câu văn trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là đối tượng nào? (0, 5 điểm).

Câu 1. Đáp án D. Tổng- phân- hợp

Câu 2. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Câu 3. Có đồng tình với quan điểm của người viết “…”. Vì sự giao tiếp, tương tác thực tế sẽ đưa lại mối quan hệ thực, nhận được tình cảm thực cũng như khẳng định được giá trị thực của bản thân… Khi đó, chúng ta sẽ không còn cô độc nữa.

Câu 4. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ là: miêu tả, tự sự và biểu cảm (trả lời được 1-2 phương thức được 0,25đ)

Câu 5. - Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ. Tiếng Việt được so sánh với đất cày, lụa, tơ- những sự vật gắn liền với cuộc sống của người dân lao động chốn thôn quê.

- Cách so sánh khiến ý thơ trở nên gợi hình, gợi cảm: tiếng Việt gắn với thôn quê, gần gũi với người quê, tình quê, mang đậm dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam, giản dị, thuần hậu mà tinh tế và giàu chất thơ.

Câu 6. Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm chân thành của nhà thơ với tiếng Việt. Đó là tình yêu và cảm xúc tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương; đó là tiếng nói của nhân dân ta từ xưa, mang theo cả bề dày của lịch sử văn hóa dân tộc.

Câu 7. - Những câu văn trên nằm trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. (Chấp nhận phương án HS nêu tên tác phẩm là Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân).

- “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là chỉ các nhà thơ mới.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w