1014 –THPT QUẢNG XƯƠNG Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 166 - 169)

- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn

1014 –THPT QUẢNG XƯƠNG Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ

cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lú bán nước và lũ cướp nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 1: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Hãy nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các từ: sôi nổi, làn sóng, lướt qua, nhấn chìm? Câu 4: Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về biểu hiện của lòng yêu nước trong thời đại ngày nay (khoảng 5-7 dòng)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

(Từ ấy – Tố Hữu) Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Câu 6: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 7: Xác định hai biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? Câu 8: Phân tích giá trị nghệ thuật của một trong hai biện pháp tu từ vừa xác định ở trên.

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận.

Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật của các từ: sôi nổi, làn sóng, lướt qua, nhấn chìm: khắc họa thành công sức mạnh của tinh thần yêu nước.

Câu 4: Thí sinh bày tỏ quan điểm của riêng mình về biểu hiện của lòng yêu nước trong thời đại ngày nay (Ví dụ: tích cực học tập, rèn luyện, hăng say lao động, góp phần công sức vào sự phát triển của đất nước….). Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ: Tiếng reo vui phấn khởi và quyết tâm của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.

Câu 7: Hai biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: biện pháp ẩn dụ và biện pháp so sánh.

Câu 8: Giá trị nghệ thuật: Các hình ảnh ẩn dụ nhằm ca ngợi lí tưởng cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đem lại ánh sáng cho cuộc đời.

ĐỀ 105 – SỞ GD & ĐT HẬU GIANG Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên (0,25 điểm) Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết về cây xà nu ở đoạn văn trên? (0,5 điểm) Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ cú pháp được tác giả sử dụng trong câu văn: Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.(0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

…Mê Kông quặn đẻ… Chín nhánh sông vàng

Nông dân Nam bộ gối đất nằm sương Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa

Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp , Cà Mau Những mặt đất

Cha ông ta nhắm mắt

Truyền cháu con không bao giờ chia cắt

Câu 5: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên (0,5 điểm)

Câu 6: Xác định các dạng của phép điệp thể hiện ở hai câu thơ 6,7 của đoạn thơ trên (0,25 điểm) Câu 7: Theo anh/chị, vì sao khi nhắc đến một số tên đất Nam bộ, tác giả lại viết đọc lên nước mắt đều muốn ứa? (0,25 điểm)

Câu 8: Theo anh/chị, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua các dòng thơ: Những mặt đất - Cha ông ta nhắm mắt - Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu 2: Biện pháp tu từ: nhân hóa.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn: Sự tàn phá mãnh liệt của chiến tranh đối với làng Xô-man nói chung và rừng xà nu nói riêng.

Câu 4: Các biện pháp tu từ cú pháp được tác giả sử dụng trong câu văn: phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen.

Câu 5: 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên: nhân hóa “Mê Kông quặn đẻ”, ẩn dụ “mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa”

Câu 6: Các dạng của phép điệp thể hiện ở hai câu thơ 6,7 của đoạn thơ trên: điệp từ “những” và điệp cấu trúc câu.

Câu 7: Khi nhắc đến một số tên đất Nam bộ, tác giả lại viết đọc lên nước mắt đều muốn ứa bởi vì: đó là những địa danh gợi nhắc sự vất vả, khó nhọc, sự hi sinh của người dân Nam bộ trong cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến tranh.

Câu 8: Qua các dòng thơ: Những mặt đất - Cha ông ta nhắm mắt - Truyền cháu con không bao giờ chia cắt tác giả muốn nhắn nhủ tới thế hệ sau phải biết trân trọng công lao của những người đi trước; yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng gìn giữ những mảnh đất quê hương.

ĐỀ 106 –THPT KIM THÀNH – HẢI DƯƠNGĐọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w