SÔ 66 PHAN ĐĂNG LƯU THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 99 - 102)

- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:

3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Vì sao? (1,0 điểm)

SÔ 66 PHAN ĐĂNG LƯU THỪA THIÊN HUẾ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“…Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

(Trích Chí Phèo – Nam Cao) 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của trích đoạn văn bản (0,5 điểm) 2/ Lượt lời Chí Phèo “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” có hàm ý gì? (0,5 điểm)

3/ Ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích có điểm gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tâm trạng Chí Phèo. (1,0 điểm)

ĐÁP ÁN

Đọc đoạn trích trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao và thực hiện các yêu cầu:

Yêu cầu chung:

Câu này kiểm tra năng lực đọc – hiểu ủa học sinh, đòi hỏi phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự để làm bài

Cảm nhận của hóc inh có thể phong phú nhưng cần nhận ra phương thức biểu đạt và kiểu loại phong cách ngôn ngữ, nắm bắt được tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn.

Yêu cầu cụ thể:

Câu 1. Phương thức biểu đat chính: Biểu cảm Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2. Lượt lời Chí Phèo: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” có hàm ý: Chí Phèo đang hạnh phúc vì nhận được sự chăm sóc ân cần và đầy tình người của thị Nở, khát vọng hạnh phúc muốn được kéo dài với thị, được ở mãi bên thị.

Câu 3. - Ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc ở sự hòa quyện giữa lời nhân vật Chí Phèo và lời người kể tạo được lời trần thuật nửa trực tiếp

- Ý nghĩa : Giúp nhà văn đi sâu khám phá diễn biến tâm lí nhân vật một cách biện chứng; diễn tả được niềm hi vọng, khát vọng lương thiện đang bùng lên mãnh liệt trong Chí Phèo.

ĐỀ SỐ 67. SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

…(1) Kì thực thời gian nhàn rỗi là vô cùng quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống của riêng mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt… Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về mặt trí tuệ, tăng cường thêm về mặt sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí không còn cuộc sống riêng nữa!

…(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rồi. Có người phung phí thời gian ấy vào những cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

…(3) Đánh giá đời sống xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi của mình như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.

(Phỏng theo Hữu Thọ)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? Đặt tiêu đề cho văn bản (0,5

điểm)

Câu 2: Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào trong đoạn văn bản trên? (0,25 điểm) Câu 3: Theo tác giả của bài viết thời gian nhàn rỗi có liên quan gì đến những vấn đề trong xã hội?

(0,5 điểm)

Câu 4: Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về vấn đề thời gian nhàn rỗi của giới trẻ ngày

nay trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi,

\

Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học)

Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 6: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ? (0,25 điểm)

Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 8: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa nắng mới và mẹ tôi trong bài thơ? (0,25 điểm) ĐÁP ÁN

Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1. - Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên: “Kì thực thời gian nhàn rỗi là

vô cùng quý báu”.

- Đặt tiêu đề cho văn bản: Thời gian nhàn rỗi – thứ tài sản quý báu.

Câu 2. Thao tác lập luận được tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn văn bản trên là thao tác lập luận phân tích.

Câu 3. Theo tác giả của bài viết, thời gian nhàn rỗi là yếu tố để đánh giá đời sống cao hay thấp của mỗi con người, “để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu

ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa”.

Câu 4. Quan điểm riêng về vấn đề thời gian nhàn rỗi của giới trẻ ngày nay:

- Một bộ phận giới trẻ biết sử dụng hợp lí và hữu ích thời gian nhàn rỗi để giải tỏa căng thẳng, đồng thời nâng cao hiểu biết, tri thức cho bản thân.

- Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ chưa biết tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình, lãng phí nó vào những việc làm vô bổ, thậm chí mang lại những ảnh hưởng xấu cho bản thân.

Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 6. Theo tác giả, yếu tố ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ đó chính là sự xuất hiện của nắng mới.

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ: Những dòng hồi tưởng đẹp mà đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ của tác giả.

Câu 8. Mối quan hệ giữa nắng mới và mẹ tôi trong bài thơ: Nắng mới là hình ảnh gắn liền với những kí ức về mẹ, gần gũi, thân thuộc, dường như là hình ảnh tượng trưng cho mẹ, mỗi lần nhìn thấy nắng mới là tác giả liên tưởng tới mẹ của mình.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w