SỐ 76 TRẦN PHÚ HẢI PHÒNG LẦN 3 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 120 - 121)

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.

c So sánh: đượ nỗi đau ghê gớm ủa nhân vật trữ tình – một nỗi đau không trừu tượng mà ụ Đứng bên này sông sao nhớ tiế/ Sao xót xa như rụng bàn tay đã diễn tả

SỐ 76 TRẦN PHÚ HẢI PHÒNG LẦN 3 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0,25 điểm)

Câu 2: Phần gạch chân trong đoạn văn trên thực hiện phép liên kết nào? (0,25 điểm) Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)

Câu 4: Theo anh (chị), con người Việt Nam còn có điểm yếu nào mà tác giả chưa nói tới? Nêu

hương hướng khắc phục điểm yếu ấy. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“- Chị ơi…

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời Không làm sao anh còn nói nổi: Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ một vòng hoa chị mang từ quê lại Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

- Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi”

(Viếng chồng – Trần Ninh Hồ)

Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 6: Lời người vợ liệt sĩ được dẫn theo cách nào? (0,25 điểm)

Câu 7: Nêu nội dung chính của bài thơ (0,5 điểm)

Câu 8: Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về cách ứng xử của người vợ liệt sĩ trong bài thơ. (0,5 điểm) ĐÁP ÁN

Đọc – hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là phương thức nghị luận.

Câu 2. Phần gạch chân trong đoạn văn trên thực hiện phép liên kết thế. “sự thông minh,

nhạy bén với cái mới” – “Bản chất trời phú ấy”

Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn trên: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 4. Thí sinh có thể đưa ra ý kiến của riêng mình về điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả chưa nói tới. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Có thể nêu ra một vài điểm yếu như: chưa có tác phong công nghiệp; thói ganh ghét, đố kị… Biện pháp khắc phục: chủ yếu là phụ thuộc vào bản thân mỗi người, mỗi cá nhân cần thay đổi ý thức, nhận thức của mình sao cho tích cực….

Câu 5. Bài thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 6. Lời người vợ liệt sĩ được dẫn theo cách trực tiếp.

Câu 7. Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ kể về việc người vợ vào thắp hương cho chồng ở Trường Sơn. Qua đây ngợi ca tình người, tình nhân ái cùng trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 8. Suy nghĩ về cách ứng xử của người vợ liệt sĩ trong bài thơ: ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả, mà đó là sự tự nguyện, tự ý thức của người phụ nữ. Hành động của chị là sự ngời sáng của tình người ấm áp, là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w