100 –THPT THÁI HÒA – NGHỆ AN Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 160 - 162)

- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn

100 –THPT THÁI HÒA – NGHỆ AN Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Có thể nói, trong tất cả các trò chơi, người ta đều nhận thấy khá dễ dàng đặc thù của chúng: mỗi trò chơi đều tăng cường, mài sắc một quyền năng thể chất hay trí tuệ của người thực hành nó để có thể (ở trẻ em là sự hoàn thiện) làm việc tốt hơn.

(2) Những trò chơi thể lực, như đu, vật, bơi bắt vịt, múa lân, kiệu bình kho, kéo co,… giúp cho cơ thể cường tráng hơn, uyển chuyển hơn, phản ứng linh hoạt hơn và dẻo dai, bền bỉ hơn. Những trò chơi khéo léo khiến thị giác sắc nhọn hơn, xúc giác tinh tế hơn, sự vận động cơ bắp (cảm

giác trong) chính xác hơn, như các trò chơi tung hứng, chuyền, khăng, bi, đáo, nhảy dây… Những trò chơi tính toán (các thứ cờ) rèn luyện thêm tính phương pháp, tính linh lợi xử lý tình huống. Những trò chơi may rủi, dù cho nguồn gốc của một bộ phận trong chúng là từ những biện pháp ma thuật xa xưa (xin âm dương, xin quẻ thẻ…) như xóc đĩa, giồi, lú, thò lò, oản tù tì… cũng không phải như một số người nghĩ là những trò chơi vô bổ. Chúng đặt người chơi trước một tình huống võ đoán: một là thua, hai là được. Người chơi chỉ có một cách quyết định là dựa trên một trực giác nào đó về xác suất. Chúng rèn luyện tính tự chủ trong xúc động trước tình huống tốt nhất cũng nhu xấu nhất. Các trò chơi khổ luyện (nhìn lâu vào mặt trời không chớp mắt, ngồi lâu một tư thế không động đậy, nhìn thẳng vào nhau không cười, nghe chuyện pha trò không cười…) giúp cho đứa trẻ chiến thắng tính bất ổn định ấu thơ để xây dựng tính tự chủ bản thân.

(Đoàn Văn Chúc Đồ chơi và trò chơi trích Văn hóa học – NXB Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội 1997)

Câu 1. Nêu nội dung của đoạn văn trên (0,25 điểm)

Câu 2. Xác định phương pháp lập luận trong đoạn văn trên (0,25 điểm)

Câu 3. Chỉ ra ít nhất hai tác dụng của trò chơi dân gian mà em biết ngoài các tác dụng đã được nêu

trong đoạn văn (0,5 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn với tiêu đề: Trò chơi dân gian trong cái nhìn của giới trẻ ngày nay trong

khoảng 5 – 7 dòng (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tôi hỏi đất đất sống với đất như thế nào? Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước nước sống với nước như thế nào? Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ cỏ sống với cỏ thế nào? Chúng tôi đan vào nhau

Tôi hỏi người người sống với nhau như thế nào?

(Hỏi – Hữu Thỉnh) Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ. (0,25 điểm)

Câu 6. Việc lặp lại cấu trúc câu ở đoạn thơ trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Câu 7. Em hiểu thế nào về các cụm từ: “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”? (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (trong khoảng 5-7 dòng) trả lời cho câu hỏi: Người sống với nhau như thế nào? (0,25 điểm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1. Nội dung của đoạn văn trên: tác dụng của trò chơi dân gian. Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương pháp lập luận phân tích.

Câu 3. Hai tác dụng của trò chơi dân gian mà em biết ngoài các tác dụng đã được nêu trong đoạn

văn:

- Tăng thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống, từ đó thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc. - Không tốn kém.

Câu 4. Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:

- Trò chơi dân gian đối với giới trẻ ngày nay khá xa lạ, thậm chí cũ kĩ, lạc hậu.

- Cần giáo dục, nâng cao hiểu biết về các trò chơi dân gian để tăng sự thích thú của giới trẻ, có ý thức muốn tìm hiểu, khám phá.

Câu 5. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 6. Việc lặp lại cấu trúc ở đoạn thơ trên nhằm nhấn mạnh sự tương đồng, thống nhất trong cách

đối xử với nhau của đất, nước, cỏ; đó là tinh thần đoàn kết.

Câu 7. Các cụm từ: “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau” đều là những hành động

chỉ sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 8. Thí sinh bày tỏ quan điểm của cá nhân về thái độ sống của con người với con người. Có thể

trình bày theo hai ý: Con người luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, bên cạnh đó vẫn có những người vô cảm, không quan tâm, chia sẻ với người khác. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

ĐỀ 101 – THPT A NGHĨA HƯNGĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w