101 –THP TA NGHĨA HƯNG Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 162 - 164)

- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn

101 –THP TA NGHĨA HƯNG Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“…Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ […]. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

(Trần Đình Hượu, Trích “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” –“Đến hiện đại từ truyền thống”, NXB Văn học, Hà Nội, 1996)

Câu 1: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 3: Xác định phép liên kết trong hai câu sau:

“Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn”. (0,25 điểm)

Câu 4: Câu văn: “Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.” thể hiện lối sống nào của người Việt Nam.

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của mình về lối sống đó (0,5 điểm)

“- Chị ơi…

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời Không làm sao anh còn nói nổi: Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ một vòng hoa chị mang từ quê lại Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi! Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ Viếng mộ anh có chị đến đây rồi”

(Trần Ninh Hồ)

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? (0,25 điểm)

Câu 6: Xác định phép điệp và hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bài thơ? (0,5 điểm) Câu 7: Nêu nội dung chính của bài thơ (0,5 điểm)

Câu 8: Qua bài thơ, anh/chị hiểu thế nào nỗi đau do chiến tranh để lại và vấn đề tình nghĩa của con người? Viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng để trình bày điều đó (0,25 điểm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên: Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo.

Câu 2: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Câu 3: Phép liên kết trong hai câu: phép lặp: “khôn khéo”.

Câu 4: Thí sinh bày tỏ quan điểm của riêng mình, cần khẳng định đó là thái độ sống chưa chủ động, tự tin, giữ thái độ trung lập, chưa hết mình, còn đề phòng. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: phương thức tự sự.

Câu 6:

Phép điệp: điệp các từ “anh”, “chị”, “viếng”, “mộ”

Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp: nhấn mạnh nỗi đau, sự mất mát to lớn do chiến tranh gây ra mà người vợ phải gánh chịu.

Câu 7: Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ kể về khoảnh khắc người vợ vào thắp hương cho chồng ở Trường Sơn. Qua đây ngợi ca tình người, tình nhân ái cùng trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 8: Nỗi đau do chiến tranh để lại là vô cùng lớn, không gì có thể bù đắp được. Tình nghĩa của con người là điều quý giá, đáng trân trọng, gìn giữ và phát huy, trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 162 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w