7. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Đặc điểm dạyhọc môn Khoa học lớp 4
a) Nội dung môn khoa học lớp 4
Chủ đề: Con người và sức khỏe
- Trao đổi chất ở người (quá trình trao đổi chất của con người, vai trò của các cơ quan trong cơ thể đối với sự trao đổi chất ở người)
- Dinh dưỡng (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường, chất đạm, chất béo,vitamin, chất khoáng và chất xơ, phối họp nhiều loại thức ăn, sử dụng rau quả và thực phẩm an toàn, một số cách bảo quản thức ăn đơn giản)
- Phòng bệnh (phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, phòng bệnh béo phì, bệnh lây qua đường tiêu hóa, ăn uống khi bị bệnh)
- An toàn trong cuộc sống (biết cách phòng tránh một số tai nạn thường gặp, tai nạn đuối nước)
Chủ đề: Vật chất và năng lượng
- Nước (tính chất của nước, ba thể rắn, lỏng khí của nước; sự hình thành của mây và mưa, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, vai trò của nước đối với sự sống, nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm,tìm hiểu một số cách làm sạch nước, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước)
- Không khí (tìm hiểu tính chất, thành phàn của không khí,vai ừò của không khí đối với sự cháy và sự sống, nguồn gốc của gió, cách phòng chống bão, cách bảo vệ bầu không khí trong sạch)
- Âm thanh (sự lan truyền âm thanh, vai trò cần thiết của âm thanh ừong cuộc sống, tiến ồn và cách phòng chống tiếng ồn)
- Ánh sáng (tìm hiểu về ánh sáng và bóng tối, vai trò của ánh sáng đối với sự sống của người và động vật,thực vật, cách bảo vệ đôi mắt)
- Nhiệt (sự nóng, lạnh của nước, nhiệt độ của nước và cơ thể người bình thường, vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, các nguồn nhiệt trong cuộc sống, vai ừỏ của nhiệt đối với sự sống con người và động vật, thực vật)
Chủ đề: Thực vật và động vật
- Trao đổi chất ở thực vật (thực vật càn gì để sống,nhu cầu nước, chất khoáng, nhu cầu không khí của thực vật, quá trình trao đổi chất ở thực vật)
- Trao đổi chất ở động vật (động vật càn gì để sống, động vật ăn những loại thức ăn nào, sơ đồ sự ừao đổi chất ở động vật)
- Chuỗi thức ăn trong tự nhiên (quan hệ thức ăn trong tự nhiên, mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên)
Ta thấy mục tiêu và nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 được xây dựng phù hợp với đặc điểm học tập của học sinh lớp 4, những kiến thức các em được học ở các lớp dưới nay được phát triển thêm, mở rộng hơn đảm bảo phù họp với tư duy, nhận thức của các em. Nội dung chương trình môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học nói chung và môn khoa học nói riêng đều được xây dựng theo hướng tích hợp, đồng tâm kiến thức ở các lớp dưới làm nền tảng cho các em học các lớp trên. Kiến thức môn khoa học lớp 4 cũng rất gần gũi thiết thực với học sinh, các em có thể vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tiếp thu, lĩnh hội tri thức mới một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giáo viên nên phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích hợp, dạy học kiến tạo, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, bàn tay nặn bột... Đặc biệt việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học môn Khoa học lớp 4 là rất cần thiết.
b) Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn khoa học lớp 4
Ta có thể thấy mọi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học 4 đều hướng tới việc tổ chức cho HS hoạt động, tìm hiểu, trải nghiệm để tự mình phát hiện ra tri thức mới. Thông qua các hoạt động dạy học phù hợp, các em sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiệu quả hơn. Do vậy phương pháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình dạy học là tổ chức cho HS được tự mình quan sát, hoạt động, trải nghiệm và tìm tòi ra tri thức với nhiều hình thức tổ chức dạy học linh hoạt , làm cho các em có thêm hứng thú và trí tò mò, ham hiểu biết trong quá trình học tập. Qua đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 4
* Đội ngũ giáo viên
GV là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS thực hiện chương trình giáo dục. GV cũng là người trực tiếp lựa chọn, xác định nội dung tổ chức trải nghiệm trong dạy học các môn học ở nói chung và dạy học môn Khoa học lớp 4 nói riêng. Do đó, GV
phải là người có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc tổ chức, cách thức tiến hành các hoạt động học tập hay lựa chọn phương pháp để đảm bảo cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh những hiểu biết và nhận thức về tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì người GV cần phải có sự nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, kĩ năng sư phạm. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học đang là một hình thức dạy học mới, có tác động tích cực đến quá trình tiếp thu tri thức của HS. Do vậy GV phải có tư tưởng đổi mới trong dạy học, bồi dưỡng, học hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp về việc vận dụng, phối hợp các PPDH, hình thức tổ chức dạy học khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tất cả HS đều được vận dụng các giác quan vào quá trình học tập và tiếp thu tri thức mới.
* Họ sinh ó kĩ năng tìm tòi, khám phá tri thức mới
Trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập để tiếp thu được nội dung bài học một cách có hiệu quả và nhanh chóng thì điều cần thiết là HS phải có hứng thú tham gia, say mê tìm hiểu, khám phá, trao đổi với các bạn để phát hiện ra nội dung ừi thức trong bài. Các kĩ năng HS cần có bên cạnh những hiểu biết và vốn kiến thức các em có sẵn thì kĩ năng làm việc theo nhóm và tập thể cũng hết sức quan trọng. HS có được sự tò mò và hứng thú tìm hiểu nội dung tri thức mới, các em được tự mình hoạt động trực tiếp, sử dụng các giác quan để tri giác đối tượng đó là tự mình nghe thấy, khám phá trải nghiệm qua đó kiến thức các em thu được sẽ ghi nhớ lâu hơn và có hiệu quả.
* Điều kiên ơ sở vật chất
Để HS trải nghiệm trong môi trường thực tiễn, các yếu tố về cơ sở vật chất có liên quan đến sự vật, hiện tượng mà HS sẽ được học là điều kiện không thể thiếu được. Việc đảm bảo các yếu tố này thể hiện vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cho HS. Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho HS trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập.
Phần lớn các nội dung trong dạy học môn Khoa học đều đề cập đến đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, không khí, nguồn nước... mối quan hệ giữa con người với môi trường. Do đó để hoạt động học tập bằng trải nghiệm được diễn ra thuận lợi thì các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong mỗi nhà trường gắn với nội dung mỗi bài học là rất cần thiết để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp thu tri thức mới được thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.