Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Để thực nghiệm diễn ra hiệu quả và mang lại kết quả có tính khách quan chúng tôi tiến hành các hoạt động như sau:

- Bài dạy thực hiện đồng thời ở hai lớp.

- Trao đổi với giáo viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở mỗi hoạt động thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau:

- Trình bày cho GV lớp thực nghiệm hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức tiến hành trong từng bài, phân tích rõ điểm khác nhau giữa hai cách dạy: dạy theo cách truyền thống và dạy có tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. GV cũng đưa ra những dự kiến khó khăn có thể gặp phải trong quá trình dạy học và nêu cách giải quyết.

+ Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi xây dựng bài học theo hướng tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Kế hoạch thực nghiệm chúng tôi thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên lớp thực nghiệm có thể dễ dàng thực nghiệm. Tuy nhiên tôi

cũng tính đến khả năng vận dụng sáng tạo cũng như một số tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình giáo viên giảng dạy. Kế hoạch khi được thiết kế xong, tôi cũng tiến hành trao đổi, bàn bạc với giáo viên để bổ sung, sửa chữa trước khi đưa vào giảng dạy trên lớp. Sau đó trao bản kế hoạch để giáo viên thử nghiệm nghiên cứu trước. Bên cạnh bản kế hoạch, chúng tôi cũng trao cho giáo viên phiếu điều tra kết quả thực nghiệm, truyền đạt đầy đủ nội dung, phương pháp của giờ thực nghiệm. Đồng thời chúng tôi cũng giao phiếu điều tra cho lớp đối chứng.

+ Ở lớp đối chứng, giáo viên tự chuẩn bị giáo án và triển khai bài học theo ý định của mình.

- Dự các tiết dạy thực nghiệm của giáo viên, đồng thời quan sát quá trình hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh để thấy rõ hơn khả năng thực hiện của giáo viên cũng như hứng thú học tập của học sinh khi được tham gia hoạt động trải nghiệm. Để đảm bảo tính khách quan về kết quả tiếp nhận của học sinh, chúng tôi theo dõi việc phát phiếu điều tra thực nghiệm của giáo viên sau mỗi tiết học và việc thực hiện của học sinh với các yêu cầu ghi trong phiếu. Thu phiếu để tổng hợp kết quả.

Sau tiết học, chúng tôi cũng gặp gỡ, trao đổi với giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Gặp gỡ, trao đổi với học sinh sau mỗi tiết để thấy mức độ hứng thú của các em.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)