Thiết kế kế hoạch dạyhọc theo nội dung bài học

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 60 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thiết kế kế hoạch dạyhọc theo nội dung bài học

a. Kế hoạ h dạy họ 1: Bài 63: Không khí ó những tính hất gì?

(1) Mục tiêu

Sau bài học, HS:

- Hiểu được các tính chất của không khí

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, bơm bóng...

- Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Biết giữ gìn vệ sinh trường học, gia đình và môi trường xung quanh - Thảo luận, trình bày trước đám đông

- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Biết áp dụng một số cách bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường

(2) Chuẩn bị.

- Chuẩn bị theo nhóm: 1 túi ni lông trong, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau, một số chiếc bơm mini, dây su.

Các hoạt động dạy học chủ yếu.

*Hoạt động 1. Tổ chức trò chơi “ Ai khỏe hơn”

- Mục tiêu: HS biết không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.

- Các bước tiến hành:

Bước 1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm.

+ GV phân lớp thành các nhóm, giao việc, yêu cầu các nhóm dùng bơm để bơm các loại bóng, sau thời gian 3 phút, nhóm nào có số bóng bơm nhiều hơn, nhóm đó sẽ giành chiến thắng

+ Lưu ý các nhóm khi chơi phải phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cá nhân: người bơm bóng, người cột bóng….

+ Sau trò chơi các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

(?) Những quả bóng vừa bơm có hình dạng gì? Bên trong những quả bóng này có chứa gì?

(?) Không khí có hình dạng thế nào?

(?) Em tác động lên chiếc bơm như thế nào để bơm bóng?

(?) Sau khi tác động lên chiếc bơm, em biết không khí có tính chất gì?

Bước 2. Tổ chức cho HS chơi, quan sát, đối chiếu, phản hồi.

+ GV phổ biến luật chơi, thời gian chơi, một số lưu ý khi chơi… + Cho các nhóm chơi thử một lượt

+ Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi

+ GV thường xuyên theo dõi, quan sát theo dõi các nhóm tiến hành hoạt động. + GV bao quát các nhóm, tạo điều kiện để tất cả HS trong nhóm đều được tham

gia trò chơi

+ Kết thúc trò chơi, công bố kết quả của các nhóm

+ Nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm, thống nhất kết quả, ghi vào giấy A0 kết quả thảo luận của nhóm

Bước 3. Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm.

+ GV tổ chức cho các nhóm đại diện trình bày kết quả hoạt động và trả lời các câu hỏi của nhóm mình trước lớp, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

+ GV có thể tổng hợp các ý kiến của các nhóm lên bảng lớp để HS tiện theo dõi. + Gọi một vài cá nhân nhận xét và nêu lại kết quả mà GV vừa tổng hợp lại trên bảng lớp.

Bước 4. Trải nghiệm tích cực.

+ GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về việc ứng dụng các tính chất của không khí trong đời sống, dựa trên những hiểu biết về cuộc sống xung quanh nêu những việc cần làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành

+ HS thực hiện và báo cáo với GV vào giờ tiếp theo.

Bước 5. Tổng kết

GV tổng kết lại kết quả hoạt động của HS: Không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm các tính chất khác của không khí

- Mục tiêu: HS biết không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị

- Các bước tiến hành.

+ GV nêu yêu cầu: Các nhóm hãy thổi bao ni lông trong suốt đã chuẩn bị, mở ra và nếm không khí

+ Sau đó trả lời các câu hỏi:

(?) Không khí có màu có mùi vị không? + GV gọi bất kì HS trong nhóm trả lời

+ HS cả lớp nhận xét, GV điều chỉnh lại khi cần thiết và ghi lại ý kiến của HS + GV tổng kết: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị

+ GV tổng kết nội dung bài học, tuyên dương lớp

b. Kế hoạ h dạy họ 2: Bài 25: Nướ bị ô nhiễm

(1) Mục tiêu:

Sau bài học HS:

- Phân biệt được nước sach, nước bị ô nhiễm qua quan sát - Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. - Giải thích vì sao nước sông, hồ, ao thường hay đục và không sạch.

- Có ý thức và hành động sử dụng nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình.

(2) Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Giấy A0 để phát cho các nhóm.

+ Một số chai nước ao, hồ, sông hoặc nước đã rửa tay...một số chai nước giếng sạch hoặc nước máy.

+ Phễu và bông lọc nước, kính lúp.

- HS có thể chuẩn bị một số chai nước như giáo viên chẩn bị để mang theo.

(3) Hoạt động dạy học chủ yếu. Bước 1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm.

- GV chia HS thành nhóm (5 -7 HS), giao cho mỗi nhóm một chai nước trong và một chai nước đục, phễu, bông lọc nước và kính lúp. Yêu cầu các nhóm:

+ Tiến hành quan sát, xác định đâu là chai nước trong, đâu là chai nước đục. + Lọc chất bẩn trong chai nước đục và cho biết trong đó có những gì? (chú ý nhận xét màu sắc, mùi vị, các vi sinh vật có trong nước).

+ Nêu đặc điểm của nước sạch, nước bị ô nhiễm.

Bước 2. Tổ chức HS quan sát, đối chiếu, phản hồi

HS thực hiện theo nhóm, tiến hành quan sát và thực hiện việc thực hiện việc lọc nước trong chai nước đục (những HS mang theo nước sông, hồ có thể mang ra để nhóm quan sát, tiến hành lọc) và quan sát những gì xảy ra.

- Nhóm trưởng điều hành hoạt động của cả nhóm, GV bao quát lớp, tạo điều kiện để tất cả HS đều được tham gia vào hoạt động học tập.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại những nội dung các em quan sát được, kết hợp với vốn kinh nghiệm của cá nhân để trao đổi, thảo luận trong nhóm về đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm.

Bước 3. Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm.

GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trước lớp theo 2 nội dung:

+ Đặc điểm của nước sạch (Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe)

+ Đặc điểm của nước bị ô nhiễm. (Nước bị ô nhiễm là nước có chứa một trong các dấu hiệu như: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe).

Tổ chức cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

GV có thể mở rộng bằng cách cho một số HS lên kể một số noi có nước sạch, một số nơi có nước bị ô nhiễm, giải thích vì sao nước ao, hồ, sông hoặc nước đã dùng đều bẩn hơn nước giếng hoặc nước máy.

Bước 4. Trải nghiệm tích cực.

- GV nêu câu hỏi. Trong cuộc sống thường ngày để đảm bảo sức khỏe em nên sử dụng nguồn nước nào? (Sử dụng nước lọc, nước giếng, nước máy) Không nên sử dụng nguồn nước nào cho các hoạt động sinh hoạt của gia đình?( Không nên dừng nước ao, hồ, sông đã bị ô nhiễm để sinh hoạt) Vì sao? (Vì sẽ gây bệnh, không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người)

- HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV điều chỉnh và kết luận.

- Yêu cầu HS sử dụng nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bước 5. Tổng kết

Dựa trên kết quả báo cáo các hoạt động của HS, GV tổng kết lại nội dung bài học.

- Nước bị ô nhiễm là nước có chứa một trong các dấu hiệu như: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. Ví dụ như nước sông có quá nhiều chất thải và rác thải đổ xuống làm nước chuyển thành màu đen, đó là nước bị ô nhiễm.

- Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. Ví dụ như nước lọc, nước máy.

- Chúng ta cần phải có thái độ giữ gìn và bảo vệ nguồn nước để có một môi trường sạch đẹp và không khí trong lành.

2.3.2. Thiết kế kế hoạch dạy học ngoại khóa

a. Kế hoạ h dạy họ 1: Chủ đề : Bảo vệ bầu không khí trong sạ h

(1) Mục tiêu:

Sau bài học HS:

- Hiểu được các nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí tại trường và cách khắc phục.

- Biết được sự ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm đến sức khỏe con người. - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Có ý thức giữ gìn môi trường ở gia đình, nhà trường và nơi cư trú

- Vận dụng một số cách bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường

(2) Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Chuẩn bị cụ thể kế hoạch hoạt động + Một số dụng cụ lao động: sọt rác, chổi…. - HS có thể chuẩn bị một số khẩu trang y tế

(3) Hoạt động dạy học chủ yếu.

Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm.

- GV lên kế hoạch hoạt động chiến dịch, trình kế hoạch thực hiện chiến dịch cho Hiệu trưởng thẩm duyệt.

+ Thời gian: Buổi sáng ( Thứ bảy, ngày….) + Đối tượng: Học sinh lớp 4

+ Thành phần: Học sinh, giáo viên chủ nhiệm.

+ Cách thức báo cáo của các nhóm: thảo luận, báo cáo,viết bài thu hoạch ngắn. - Hình thức tổ chức:

+ Tổ chức cho học sinh tham gia lao động vệ sinh xung quang trường + Giáo viên đưa ra các nguyên tắc khi tham gia chiến dịch

Nhóm 1: Vệ sinh lớp học

Nhóm 2: Vệ sinh sân sau của trường Nhóm 3: Vệ sinh phần sân trước lớp học Nhóm 4: Vệ sinh khu vực căntin

Nhóm 5: Vệ sinh bồn hoa phía trước phòng hiệu trưởng và trước phòng hội đồng Bước 2: Tổ chức cho HS chơi, quan sát, đối chiếu, phản hồi.

- GV viên quan sát thái độ và ý thức tham gia lao động của học sinh - Quan sát những em làm tốt, những em chưa tốt để khen và nhắc nhở. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi lao động

Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm.

Học sinh báo cáo kết quả, đánh giá dựa trên hướng dẫn của giáo viên:

(?) Trước khi tham gia làm vệ sinh, em thấy các khu vực mình được phân công như thế nào?

(?) Theo em, nguyên nhân nào gây nên tình trạng đó?

(?) Sau khi lao động, em thấy khu vực nhóm mình phân công như thế nào? - Các nhóm tiến hành trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà viết một bài thu hoạch ngắn và nộp lại vào tiết sau.

Bước 4:Trải nghiệm tích cực.

Sau buổi lao động để biết HS có thái độ và ý thức việc bảo vệ môi trường hay không, GV nên đặt các câu hỏi như:

(?) Em có cảm nhận gì sau khi cùng các bạn tham gia lao động làm vệ sinh trường, lớp ?

(?) Em cần làm gì để bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người?

(?) Em nên làm gì để trường chúng ta đẹp hơn ?

- HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV điều chỉnh và kết luận.

- Yêu cầu HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể. Bước 5. Tổng kết

Dựa trên kết quả báo cáo các hoạt động của HS, GV tổng kết lại nội dung bài học. - Bầu không khí trong lành vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Chống ô nhiễm không khí bằng cách:

+ Thu gom rác và xử lí phân hợp lí.

+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy và giảm khói đun.

+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh và giữ cho bầu không khí trong lành…. - Ngay tại trường học chúng ta cần:

+ Bỏ rác đúng nơi quy định

+ Vệ sinh lớp học và xung quanh lớp sạch sẽ + Không ăn quà vặt, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch, bảo vệ bầu không khí chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

b. Kế hoạ h dạy họ 2: Chủ đề: Phòng bệnh béo phì

(1) Mục tiêu:

Sau bài học HS:

- Tìm hiểu được các nguyên nhân của bệnh béo phì.

- Nhận biết được sự ảnh hưởng của của bệnh béo phì đến sức khỏe con người. - Phân biệt được những thức ăn và những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh béo phì

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe, chăm tập thể dục.

(2) Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Chuẩn bị một số tình huống

- HS có thể chuẩn bị một số đạo cụ để diễn

(3) Hoạt động dạy học chủ yếu.

Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm.

Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ, mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên gợi ý của giáo viên:

Tình huống 1: Em của bạn Nga có dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Nga, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình.

Tình huống 2: Ngân cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi. Ngân muốn hạn chế thói quen ăn vặt của mình. Nếu là Ngân, bạn sẽ làm gì nếu hàng ngày trong giờ ra chơi, các bạn của Ngân mời Ngân ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt.

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: - Nhóm 1,2: Tình huống 1 - Nhóm 3,4 : Tình huống 2

Bước 2: Tổ chức cho HS chơi, quan sát, đối chiếu, phản hồi. - Các nhóm thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống. - Các nhóm phân vai theo tình huống.

- Các nhóm sắm vai giải quyết tình huống

Lưu ý: Khi thể hiện vai diễn, bạn khác không được nhắc lời thoại Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm.

- Các nhóm nhận xét ý kiến của nhóm bạn, cùng nhau thảo luận để đưa ra cách giải quyết hay hơn.

Giáo viên đặt ra một số câu hỏi cho các nhóm:

+ Em có nhận xét gì về bạn Nga và bạn Ngân trong hai tình huống trên ? + Theo em, bệnh béo phì có tốt không ?

+ Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ?

+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh béo phì ? Giáo viên kết luận:

-Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về ăn uống.

- Chúng ta có chế độ ăn hợp lí, khoa học và chăm tập thể dục để phòng tránh bệnh béo phì.

Bước 4: Trải nghiệm tích cực.

Để HS có những hiểu biết và vận dụng vào thực tế cuộc sống, GV có thể nêu thêm một số câu hỏi:

+ Em sẽ làm những việc gì để phòng tránh bệnh béo phì ? + Em có nên trêu chọc người bị béo phì không ? Vì sao? - HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV điều chỉnh và kết luận. - Yêu cầu HS chăm tập thể dục,có thói quen ăn uống lành mạnh. Bước 5. Tổng kết

Dựa trên kết quả báo cáo các hoạt động của HS, GV tổng kết lại nội dung bài học - Một số cách để phòng tránh bệnh béo phì cho bản thân như:

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)