Quy trình chung tổ chức hoạt động trải nghiệm trongdạy học môn Khoa

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Quy trình chung tổ chức hoạt động trải nghiệm trongdạy học môn Khoa

môn Khoa học lớp 4

2.2.1. Quy trình chung tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 học lớp 4

Căn cứ vào những kết quả thu được về cả lí luận và thực tiễn của dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp giáo dục trải nghiệm, cùng với việc tham khảo “Mô hình học qua trải nghiệm của David A. Kolb” và theo quá trình nghiên cứu về trải nghiệm của Kurt Lewin tôi đã thiết kế các hoạt động học trải nghiệm trong dạy học bài học và ngoại khóa gồm các bước chủ yếu sau: ( Hình 1)

Hình 2.1: Cá bước tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Giao nhiệm vụ trải nghiệm

Tổ chức HS quan sát, đối chiểu, phản hồi

Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm

Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực.

Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm

Đây là giai đoạn bắt đầu quá trình học tập dựa vào HĐTN, GV giao nhiệm vụ học tập cho HS. Ở bước này cần lưu ý những yêu cầu như sau:

Khi giao nhiệm vụ trải nghiệm: Nhiệm vụ trải nghiệm được GV giao cho HS thông qua các hoạt động như tò chơi, sắm vai, thí nghiệm, điều tra, quan sát, cảm nhận...Nhiệm vụ này có thể tổ chức theo nhóm hoặc theo cá nhân tùy theo nội dung học tập và vốn kinh nghiệm của HS

Quan tâm khai thác vốn kinh nghiệm của HS: Trong một lớp học mỗi HS sẽ có một vốn kinh nghiệm, hiểu biết khác nhau có liên quan đến nhiệm vụ, hoạt động được giao. GV cần dự đoán được trước vốn kinh nghiệm của HS để giao nhiệm vụ phù hợp với các em, tạo điều kiện để HS khai thác tối đa vốn kinh nghiệm hiện có của cá nhân vào thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Tổ chức HS quan sát, đối chiểu, phản hồi

Đây là giai đoạn 2 của hoạt động trải nghiệm, để thực hiện tốt bước này GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Những kiến thức có liên quan đến hoạt động giáo dục môi trường trong môn Khoa học là các yếu tố tự nhiên, xã hội sinh động, hấp dẫn, gần gũi với HS. Do đó khi trải nghiệm học sinh dễ bị chi phối bởi các yếu tố không liên quan đến nội dung bài, dễ mất tập trung làm ảnh hưởng đến thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm. GV phải là người bao quát lớp, kịp thời điều chỉnh, hướng các em vào hoạt động học tập, giúp đỡ các em khó khăn khi tham gia hoạt động học mới.

Tạo điều kiện để tất cả HS tham gia trải nghiệm và trình bày kết quả thu được về nội dung được giao, cảm xúc khi tham gia hoạt động trải nghiệm. GV hãy để cho nhóm hoặc cá nhân trao đổi, trình bày tự do về hoạt động trải nghệm được giao, ghi nhận những ý tưởng của học sinh. GV cần nêu câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ: các em đã làm gì? Điều gì đã xảy ra? Các em nhìn thấy, cảm nhận được những gì? Những gì là khó khăn nhất với các em? Những gì là dễ dàng nhất?

Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm

Ở mỗi bước trên HS đã có sự tham gia hoạt động quan sát, đối chiếu, phản hồi giữa thực tế với vốn kinh nghiệm của bản thân với các thành viên trong nhóm hoặc với các bạn trong lớp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Để giúp HS tự hình thành kiến thức, khái niệm cần rút ra trong bài học GV càn đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động sau:

-Tổ chức cho HS thảo luận, phân tích, phản ánh, xem xét các kinh nghiệm, thảo luận về cách đã thực hiện để có được kết quả đó, thảo luận về các chủ đề, vấn đề đưa ra khi trải nghiệm, thảo luận về kinh nghiệm của cá nhân với các thành viên trong nhóm.

liên quan, GV có thể cho HS đối chiếu kinh nghiệm của cá nhân thu được qua trải nghiệm thực tiễn với tranh ảnh trong sách giáo khoa để phân tích, xử lí và tích lũy thêm các kinh nghiệm thu được. Ngoài ra GV có thể định hướng cho các em phân tích, xử lý các kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm.

- HS kết nối các kinh nghiệm của cá nhân mà các em vừa trải nghiệm được qua thực tiễn để xác định được những nguyên tắc và những quy luật phổ biến, những vấn đề cốt lõi, trọng điểm mà HS cần nắm bắt.GV phải là người định hướng để HS đưa ra được kết luận rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.

-Trong bước này để HS kết nối các kiến thức, khái niệm có liên quan, GV cần giúp HS kết nối những gì khái quát được với thực tiễn cuốc sống để chuyển sang giai đoạn học tập tiếp theo thông qua các câu hỏi: Em đã học được gì qua bản thân qua hoạt động này? Những điều vừa rút ra được có quan trọng trong cuộc sống của em không? Làm thế nào để các em áp dụng được những gì học được vào thực tiễn cuộc sống?

Bước 4: Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực.

Giai đoạn này thường diễn ra dưới hình thức luyện tập, thực hành nhằm áp dụng điều mà HS đã rút ra được từ giai đoạn trước.

GV là người định hướng các bài tập, các tình huống để HS tiến hành thử nghiệm.Việc xác định các bài tập thử nghiệm cần được tiến hành với mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

GV nên tạo điều kiện để HS thử nghiệm những kết quả đã rút ra ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó cần điều chỉnh, giải đáp những thắc mắc hoài nghi của HS khi thử nghiệm. Qua đó các em sẽ nắm vững hon những gì đã học.

Bước 5: Tổng kết.

GV tổng kết lại nội dung bài học cho HS ghi nhớ và nắm chắc hơn kiến thức. (Ví dụ xem ở phụ lục 3)

2.2.2. Xác định nội dung dạy học bài học và ngoại khóa để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)