7. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Các quan niệm của giáo viên về tổ hoạt động trải nghiệm trongdạy học
môn Khoa học 4
Qua kết quả trả lời nội dung phiếu hỏi của GV, chúng tôi có nhận xét như sau:
a. Quan niệm của GV về hoạt động trải nghiệm
Chúng tôi đã đưa ra 4 nội dung để tìm hiểu quan niệm của GV về hoạt động trải nghiệm (Câu 1-Phụ lục1). Sau khi điều tra, chúng tôi thu được kết quả và tổng kết bằng bảng 2.1 như sau:
Bảng 1.1: Quan niệm của GV về hoạt động trải nghiệm
Thầy (cô) quan niệm như thế nào về HĐTN? Đánh giá của GV Số lượng Tỉ lệ (%)
Quan niệm 1: Là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại.
12 24%
Quan niệm 2: Là hình thức học tập học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động.
28 56%
Quan niệm 3: Là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp.
8 16%
Quan niệm 4: Cũng chính là hoạt động ngoại khóa 2 4%
Quan niệm 5: Ý kiến khác. 0 0%
Từ bảng 1.1 ta có biểu đồ 1.1:
Biểu đồ 1.1: Quan niệm của GV về HĐT
Mặc dù ý thức được vai trò của hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 4 nhưng các GV lại có quan niệm, nhận thức khác nhau về hoạt động trải nghiệm. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần đa GV nhận thức và hiểu về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trong số những GV được hỏi thì có tới 56% thầy cô hiểu đúng về bản chất các hoạt động trải nghiệm là: Là hình thức học tập học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Chỉ có 44% thầy cô hiểu chưa đúng, đầy đủ về bản chất các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, có 12 GV chiếm 24% cho rằng : HĐTN là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại. 8 GV chiếm 16% cho rằng: HĐTN là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp. Còn lại 2 GV chiếm 4% cho rằng HĐTN cũng chính là hoạt động ngoại khóa. Theo chúng tôi, một trong những nguyên
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3 Quan niệm 4 Quan niệm khác
24%
56%
16%
nhân là do tài liệu nghiên cứu về học tập, tổ chức các hoạt động trải nghiệm chưa nhiều, chưa được phổ biến rộng rãi đến GV Tiểu học, nguyên nhân khác là hầu hết GV tiểu học đều chưa từng được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về tổ chức các hoạt động trải nghiệm một cách bài bản dẫn đến GV có những quan niệm và nhận thức khác nhau về HĐTN.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất quan trọng trong dạy học môn Khoa học và trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp hệ thống lí luận về vấn đề này và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô.
b. Quan niệm của GV về sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm.
Để tìm hiểu sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm chúng tôi đã đưa ra 4 mức độ để tìm hiểu (Câu 2 - Phụ lục). Qua điều tra GV tiểu học về sự cần thiết của HĐTN trong dạy học môn Khoa học, sau khi xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1.2: Sự cần thiết của HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Sự cần thiết của HĐTN Đánh giá của giáo viên
Số lượng Tỉ lệ %
Rất cần thiết 35 70%
Cần thiết 15 30%
Có cũng được, không có cũng được 0 0%
Không cần thiết 0 0%
Từ bảng 1.2 ta có biểu đồ 1.2:
Biểu đồ 1.2: Sự cần thiết của HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy tất cả các hầu hết các GV được chọn khảo sát thống nhất cho rằng cần thiết và rất cần thiết phải tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học. Có 35 GV chiếm 70% cho rằng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học là rất
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Rất cần thiết Cần thiết Có cũng được, không
cũng được Không cần thiết
70%
cần thiết. Có 15 GV chiếm 30% cho rằng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học là cần thiết, không có GV nào cho rằng việc tổ chức HĐTN là không cần thiết. Điều này chứng tỏ các GV đã ý thức được tầm quan trọng của HĐTN trong dạy môn Khoa học.
c. Quan niệm về vai trò, ý nghĩa ủa việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong hương trình môn Khoa học ở trường tiểu học
Để biết được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong chương trình môn Khoa học lớp 4, chúng tôi đã đưa ra 4 quan niệm ( Câu 3 – Phụ lục1). Qua quá trình tìm hiểu và xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1.3: Quan niệm về vai trò, ý nghĩa ủa việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong hương trình môn Khoa ở trường tiểu học
Vai trò, nghĩa của HĐTN đối với HS Đánh giá của GV
Số lượng Tỉ lệ (%)
Quan niệm 1: Giúp bồi dưỡng kiến thức Khoa học một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn kiến thức sách vở với thực tiễn.
7 14%
Quan niệm 2: Phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, tập nghiên cứu khoa học.
3 6%
Quan niệm 3: Giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn
5 10%
Quan niệm 4: Cả ba ý kiến trên 35 70%
Từ bảng 1.3 ta có biểu đồ 1.3 như sau:
Biểu đồ 1.3: Quan niệm về vai trò, ý nghĩa ủa việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong hương trình môn Khoa ở trường tiểu học
Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3 Quan niệm 4 70% 14% 6% 10
Trong 50 giáo viên được khảo sát thì có tới 7 giáo viên (chiếm 14%) cho rằng HĐTN giúp bồi dưỡng kiến thức toán một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn kiếnthức sách vở với thực tiễn; 3 GV (chiếm 6%) cho rằng HĐTN phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, tập nghiên cứu khoa học; có 5 GV (chiếm 10%) cho rằng HĐTN góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Có 35 GV( chiếm 70%) đồng ý rằng thông qua HĐTN giúp bồi dưỡng kiến thức Khoa học một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn kiến thức sách vở với thực tiễn, phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, tập nghiên cứu khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.Từ kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các GV đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động học trải nghiệm đối với HS.
d. Quan niệm về năng lực sẽ được hình thành cho họ sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Để làm rõ nét hơn quan niệm về năng lực sẽ được hình thành cho học sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 6 nội dung dưới đây (Câu 4 - phụ lục1). Sau khi khảo sát và xử lí số liệu chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.4: Quan niệm về năng lực sẽ được hình thành cho họ sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Năng lực sẽ được hình thành cho học sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Đánh giá của giáo viên Số lượng Tỉ lệ
Năng lực giải quyết vấn đề. 1 2%
Năng lực khám phá và sáng tạo. 5 10%
Năng lực tư duy 1 2%
Năng lực giao tiếp. 3 6%
Năng lực hợp tác. 2 4%
Từ bảng 1.4 ta có biểu đồ 1.4 như sau:
Biểu đồ 1.4: Quan niệm về năng lực sẽ được hình thành cho học sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng, tất cả các GV đều nhận thức được HĐTN rất quan trọng, góp phần phát triển toàn diện, giúp học sinh hình thành và dần hoàn thiện các năng lực của bản thân. Có 38 GV chiếm 76% quan niệm rằng HĐTN phát triển toàn diện năng lực HS và chọn đáp ántất cả các năng lực trên. Chỉ có 2 GV chiếm 4% quan niệm HĐTN chỉ phát triển năng lực giải quyết vấn đề hoặcnăng lực tư duy, 5 GV chiếm 10% quan niệm HĐTN chỉ phát triển năng lực khám phá và sáng tạo, 3 GV chiếm 6% quan niệm HĐTN chỉ phát triển năng lực giao tiếp và 2 GV còn lại chiếm 4% quan niệm HĐTN chỉ phát triển năng lực hợp tác. Hầu hết, các GV đã hiểu rõ và quan niệm đúng đắn về HĐTN trong việc phát triển năng lực của HS tiểu học. Do vậy, việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học lớp 4 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS trong quá trình tiếp thu tri thức mới và phát triển tối đa năng lực bản thân.
e. Quan niệm về vai trò của HĐTN trong việ hình thành kĩ năng sống cho HS
Để biết được vai trò của HĐTN trong HĐTN trong việc hình thành kĩ năng sống cho HS, chúng tôi đã đưa ra 4 quan niệm ( Câu 9 – Phụ lục1). Qua quá trình tìm hiểu và xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau:
Năng lực giải quyết vấn đề Nănglực khám phá, sáng tạo Năng lực tư duy
Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Tất cả các năng lực trên 76% 2% 10% 6% 4%
Bảng 1.5: Vai trò của HĐTN trong trong việ hình thành kĩ năng sống cho HS
Vai trò của HĐTN trong trong việc hình thành kĩ năng sống cho HS
Đánh giá của giáo viên Số lượng Tỉ lệ Rất quan trọng 18 36% Quan trọng 25 50% Bình thường 5 10% Không quan trọng. 2 4%
Từ bảng 1.5 ta có biểu đồ 1.5 như sau:
Biểu đồ 1.5: Vai trò của HĐTN trong trong việ hình thành kĩ năng sống cho HS
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy 86% GV đều cho rằng HĐTN có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho HS. Có18 GV chiếm 36% cho rằng việc tổ chức HĐTN là rất quan trọng, 25 GV chiếm 50% quan niệm rằng việc tổ chức HĐTN là quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho HS, chỉ có 14 % quan niệm bình thường và không quan trọng, trong đó chỉ có 2 GV chiếm 4% nghĩ rằng tổ chức HĐTN không quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống. Rõ ràng, hầu hết các GV đều đã có những quan niệm đúng đắn về tổ chức HĐTN là quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các em ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.