Tiểu kết Chương 3

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 91 - 136)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.8. Tiểu kết Chương 3

Quá trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm đạt được cho thấy mục đích của thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được khẳng định. Thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết quả đạt được

Tổ chức hoạt động trải nghiệm là một hoạt động rất hay và bổ ích, nhất là đối với các em học sinh đang là những cô cậu học trò hiếu động, thích tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, tìm hiểu về những bí ẩn, hiện tượng thường gặp không giải thích được,… Và cũng chính điều này đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm, trên cơ sở đó chúng tôi khẳng định rằng đây là mô hình học tập rất hiện đại có ưu thế rất lớn trong việc phát triển năng lực học sinh, phát triển các kĩ năng liên quan đến nhiệm vụ học tập giúp các em liên hệ kiến thức đã học vào hoạt động thực tế, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện để tạo nên những sản phẩm do chính tay mình làm ra. Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất các hướng đi phù hợp trong việc tổ chức khám phá khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong chương trình sách giáo khoa Khoa học lớp 4, cụ thể là các bước đi trong quá trình tổ chức trải nghiệm cho học sinh tìm ra kiến thức hay củng cố bài học .

Bên cạnh một số hoạt động, trò chơi trong sách giáo khoa, chúng tôi đã cụ thể hóa các hoạt động trải nghiệm ở một số bài học trong chương trình Khoa học lớp 4. Thay vì, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học truyền thống chúng tôi đã đưa ra các hình thức tổ chức, phương pháp mới phù hợp với các HĐTN nhằm phát huy tính tích cực, năng lực của HS. Từ những hướng đi trên, chúng tôi cũng đã thực hiện thực nghiệm sư phạm 2 tiết dạy với 2 bài (Bài: Bảo vệ bầu không khí trong sạch) và (Bài: Không khí có những tính chất gì) tại một lớp khối 4 thuộc một trường Tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và đã thu được phản hồi tích cực từ phía học sinh: các em học sinh rất hứng thú, vui thích khi tham gia hoạt động học tập. Không những vậy, các em còn được hoạt động nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận với tình huống thực tế nhiều hơn. Nhờ vậy mà các em có khả năng vận dụng thực tế cao hơn, vốn hiểu biết sâu sắc hơn và có thể ghi nhớ bài nhanh hơn. Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài đã thu được kết quả sau: HĐTN hoàn toàn có thể áp dụng có hiệu quả vào dạy học môn Khoa học lớp 4. Tổ chức các HĐTNphù hợp với tâm sinh lí đối tượng HS lớp 4, làm giờ học trở nên thú vị, HS học hiệu quả hơn.

Nói tóm lại, HĐTN không phải là xa lạ gì đối với giáo viên và học sinh, nếu biết cách tổ chức các HĐTN phù hợp sẽ giúp các em có thể tự khám phá ra những tri thức. Chính vì vậy khi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đề tài có thể ứng dụng vào thực tế để có thể góp phần vào việc phát huy kĩ năng của học sinh khi tham gia HĐTN và giúp các em tìm ra được những nguồn thông tin khoa học hay, lí thú để làm vốn kiến thức vào đời.

2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Số tiết thực nghiệm còn ít nên chưa thể đánh giá được một cách toàn diện các mặt mạnh, yếu của việc tổ chức HĐTN.

- Hệ thống các quy trình tổ chức HĐTN cho HS mà chúng tôi đề ra vẫn còn đang ở mức độ thử nghiệm nên chưa thể đạt đến độ chuẩn của các kiến thức khoa học.

- Đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tổ chức hoạt động cho học sinh, lập kế hoạch và công sức chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho các hoạt động.

- GV sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lí hoạt động của học sinh nhất là khi học sinh hoạt động với không gian ngoài lớp học.

- Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần nhiều thời gian vì vậy đôi khi giáo viên khó có thể bố trí, sắp xếp được.

Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt thời gian và phương tiện, cơ sở vật chất nên chắc hẳn đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

3. Đề xuất ý kiến

Như đã nói, khám phá khoa học rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ trẻ. Chính vì vậy để tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học thông qua HĐTN, theo chúng tôi nhất thiết phải tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

- Về phía giáo viên:

GV cần dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học, suy nghĩ, tìm hiểu cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất nơi mình giảng dạy.

Cần mạnh tăng cường những tiết dạy thực hành cho học sinh để học sinh có thể tham gia những hoạt động trải nghiệm một cách chủ động, sáng tạo.

Cần có những tài liệu hướng dẫn cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Với những môn học hoặc bài học, có thể không cần hướng dẫn cụ thể phải tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nào hay như thế nào nhưng cần phải có những hướng gợi mở hay ví dụ mẫu để giáo viên có thể tham khảo cách thức tổ chức.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh có thể tốn kém, cần kinh phí nhưng nhà trường không thể đáp ứng nên rất cần công tác xã hội hóa, đặc biệt với các huyện miền núi còn nghèo. Ngoài ra, nhà trường còn gặp khó khăn trong khâu tổ chức, kiểm tra, đánh giá HĐTN của học sinh. Vì vậy, cần phải có cách đánh giá theo chuẩn chung để các trường thống nhất thực hiện. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng cần có tiêu chí cốt lõi và những tiêu chí mềm.

Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục cần đẩy mạnh trong thời gian tới để cân bằng với hoạt động dạy chữ. Do đó, các nhà trường cần tập huấn, xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động, kế hoạch triển khai, đánh giá kết quả. Với cán bộ quản lý,

phải xây dựng kế hoạch nhà trường cụ thể, khi nào tổ chức hoạt động gì, dành cho đối tượng HS nào, sẽ diễn ra ở đâu.

- Về phía lãnh đạo nhà trường tiểu học

Theo chúng tôi, ngoài yêu cầu đối với giáo viên thì từ phía lãnh đạo nhà trường tiểu học cũng cần phải có sự quan tâm nhiều hơn, cụ thể:

+ Cần tạo điều kiện để giáo viên có thể tổ chức tốt HĐTN

+ Thường xuyên tập huấn công tác giảng dạy với thí nghiệm cho các giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Cần có sự động viên, khuyến khích giáo viên tham gia tích cực trong việc tổ chức các HĐTN đối với môn Khoa học…

Theo chúng tôi nếu những ý kiến đề xuất trên được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao đối với HĐTN trong dạy học bộ môn Khoa học ở Tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Tiểu họ , Nhà xuất bản Giáo dục.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2015), “ Kĩ năng ây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung họ ”.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu họ , NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dụ phổ thông hương trình

tổng thể, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kĩ năng ây dựng và tổ hứ á hoạt động TNST trong trường tiểu họ , Tài liệu tập huấn.

[6] Bộ KH-KT và Giáo dục Hàn Quốc (2009), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

[7] Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp hí Khoa họ Giáo dụ , Số 113/ 02.

[8] David A. Kolb, Họ tập dựa trên kinh nghiệm, 1984

[9] Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), (2006), Tài liệu hướng dẫn tổ hứ HĐGD ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng nâng ao năng lự GV á tỉnh miền n i phía Bắ , Vụ Giáo dục Trung học - Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường ĐHSP Hà Nội.

[10] Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dụ , Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục.

[11] Nguyễn Thượng Giao (2004), Giáo trình phương pháp dạy họ môn Tự nhiên và Xã hội, NXB ĐHSP Hà Nội.

[12] Đặng Vũ Hoạt - Nguyễn Dục Quang (1994), Hoạt động giáo dụ ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họ , NXB GD, Hà Nội.

[13] Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (1998), Tổ hứ hoạt động giáo dụ , NXB Giáo dục. [14] Nguyễn Hữu Hợp - Nguyễn Dục Quang (1995), Công tá giáo dụ ngoài giờ lên

lớp ở trường tiểu họ , NXB ĐHSP, Hà Nội.

[15] Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dụ tí h ự lấy người họ làm trung tâm, NXB giáo dục.

[16] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh, Tổ hứ hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[17] Võ Trung Minh (2012), “Giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục Số 288.

[18] Võ Trung Minh (2014), “Vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục Số 332.

[19] Bùi Phương Nga (chủ biên) Lương Việt Thái, Khoa họ 4, sá h giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[20] Bùi Phương Nga (chủ biên) Lương Việt Thái, Khoa họ 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[21] Bùi Phương Nga - Nguyễn Thương Giao (1995), Phương pháp dạy họ tìm hiểu Tự nhiên và Xã Hội, NXB GD, Hà Nội.

[22] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dụ họ tập I, NXB GD, Hà Nội. [23] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dụ họ tập II, NXB GD, Hà Nội. [24] Đặng Thành Hưng (2012), Cơ sở tâm lý họ giáo dụ (Giáo trình đào tạo tiến

sĩ), Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[25] Mai Thị Tuyết Nhung (2016), Hấp dẫn á hình thứ trải nghiệm sáng tạo, báo Giáo dục và Thời đại.

[26] John Dewey (2012), Kinh nghiệm và Giáo dụ , NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [27] John Dewey (2011), Dân hủ và Giáo dụ , NXB Tri thức, Hà Nội.

[28] Minh Phong (2015), 8 bướ thiết kế và tổ hứ triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo, báo Giáo dục và Thời đại.

[29]Nguyễn Hữu Tâm (chủ biên)( 2018), Cùng em hoạt động trải nghiệm (lớp 1, 2, 3, 4, 5 , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[30] Đinh Thị Kim Thoa (2015), Xây dựng hương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hương trình giáo dụ phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Học viện QLGD, 5/2015

[31] Đinh Thị Kim Thoa,Hoạt động trải nghiệm sáng tạo- Gó nhìn từlýthuyết “họ từ trải nghiệm”.

[32] Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy họ tí h hợp phát triển năng lự họ sinh,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[33] Vũ Thị Ngọc Uyên (2013), “Vận dụng môi hình giáo dục trải nghiệm của David A. Kolb vào dạy học môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục số 314.

II. Tiếng Anh

[34]Bernie Badegruber (2010), 101 Life Skills Games for Children, Hunter Hous. [35]David A. Kolb (2011), Experiential Learning: Experience as the Source of

Learning and Development, Prentice Hall PTR.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Họ và tên giáo viên:……….. Đơn vị công tác:……… Số năm công tác:………..

Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp.

Câu 1: Thầy (cô) quan niệm như thế nào về HĐTN?

a. Là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại.

b. Là hình thức học tập học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động.

c. Là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp.

d. Cũng chính là hoạt động ngoại khóa. e. Ý kiến khác.

Câu 2: Theo Thầy (cô), việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học là:

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Có cũng được, không có cũng được d. Không cần thiết

Câu 3: Vai trò, nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Khoa học là:

a. Giúp bồi dưỡng kiến thức môn Khoa học cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn

b. Phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, tập nghiên cứu khoa học

c. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.

d. Cả 3 ý kiến trên

Câu 4: Theo thầy ( cô), năng lực nào sẽ được hình thành cho học sinh thông qua HĐTN trong dạy học môn Khoa học?

a. Năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực khám phá và sáng tạo. c. Năng lực giao tiếp.

d. Năng lực hợp tác.

Câu 5: Thầy cô thường sử dụng phương pháp nào dưới đây để dạy học môn Khoa học lớp 4. STT Các PP thường sử dụng Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chưa bao giờ 1. Đàm thoại 2. Thuyết trình 3. Thảo luận nhóm 4. Quan sát 5. Trò chơi 6. Đóng vai 7. Động não 8. Dạy học theo dự án 9. Thực hành

10. Giáo dục trải nghiệm

Câu 6: Trong quá trình dạy học, Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh vào dạy học Khoa học không?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Hiếm khi d. Không bao giờ

Câu 7: Mức độ hứng thú của học sinh khi Thầy (cô) tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Khoa học?

a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú

Câu 8: Thầy(Cô) hãy cho biết những thuận lợi/ khó khăn khi tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Khoa học 4 ( Đánh dấu x vào phương án lựa chọn)

STT Nội dung Thuận

lợi

Khó khăn

2 Độ tuổi, vốn kinh nghiệm, hiểu biết của HS về nội dung bài học khi tham gia hoạt động trải nghiệm.

3 Trình độ đào tạo, bồi dưỡng và sự hiểu biết hiện có của GV về HĐTN.

4 Việc quản lý HS khi các em tham gia vào HĐTN. 5 Thời gian, địa điểm để tiến hành hoạt động trải nghiệm

trong dạy học môn Khoa học.

6 Sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục khi tổ chức hoạt động dựa vào trải nghiệm.

7 Tài liệu hiện có để tham khảo về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học.

8 Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức HĐTN.

9

Điều kiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: cơ sở vật chất, trường học, sân chơi…..

10 Sự quan tâm, đôn đốc của lãnh đạo nhà trường. 11 Việc đảm bảo mục tiêu dạy bài học.

12 Việc đạt hiệu quả giáo dục về các mặt trong dạy học môn Khoa

học.

13 Cách xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm.

14 Sự ủng hộ của cha mẹ HS.

Câu 9: Theo Thầy ( cô ) HĐTN trong dạy học môn Khoa học có vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho HS không?

a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường d. Không quan trọng.

Câu 10: Thầy (cô) thường tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học dưới hình thức nào?

……… ……… ……… ………

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO THÁI ĐỘ HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM

Họ và tên học sinh:……….. Trường:……… Lớp:……….

Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp.

Câu 1: Em thích những tiết dạy Khoa học có tổ chức hoạt động trải nghiệm không?

a. Rất thích. b. Thích.

c. Bình thường. d. Không thích.

Câu 2: Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm em có gặp khó khăn không?

a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Hiếm khi. d. Không bao giờ.

Câu 3: Em thường giải quyết những khó khăn khi tham gia hoạt động trải nghiệm như thế nào?

a. Nhờ Thầy (Cô) giúp đỡ.

b. Trao đổi, cùng bạn tìm cách giải quyết. c. Tự giải quyết những khó khăn một mình. d. Bỏ qua, không giải quyết.

Câu 4: Vì sao em thích được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khi học

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Trang 91 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)