7. Cấu trúc luận văn
1.5. Những thuận lợi và khó khăn của việc việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 4 với một số nội dung sát với thực tế dạy học (Câu 8 - Phụ lục 1). Sau khi điều tra và xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau:
Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn GV đánh giá thuận lợi ở các nội dung “Sự tham gia của HS vào hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm” (100%); “Độ tuổi, vốn kinh nghiệm, hiểu biết của HS về nội dung bài học khi tham gia hoạt động dựa vào trải nghiệm” (82,3%). Điều này, một lần nữa khẳng định HS tiểu học rất ham thích khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Đối với các nội dung trong môn Khoa học, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng không bị ảnh hưởng bởi vốn kinh nghiệm đã có của HS, sự hiểu biết của HS; bởi vì, chính trong hoạt động vào trải nghiệm, vốn kinh nghiệm của HS trước đó sẽ được kiểm nghiệm, điều chỉnh, HS sẽ tự bản thân tìm hiểu và tự hình thành cho mình kiến thức, kỹ năng của bài học. Bên cạnh đó, GV cũng đánh giá một số thuận lợi như “Việc đảm bảo mục tiêu dạy học bài học” (88,9%); “Việc đạt hiệu quả tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học” (99,4%); “Sự quan tâm, đôn đốc của lãnh đạo nhà trường” (95,4%).
Những vấn đề được nhiều GV cho là khó khăn khi tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học là: “Tài liệu hiện có để tham khảo về tổ chức HĐTN trong dạy học môn Khoa học” (100%); “Trình độ đào tạo, bồi dưỡng và sự hiểu biết hiện có của GV về tổ chức HĐTN” (89%); “Cách xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm” (98,7%); “Kinh phí phục vụ cho hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm” (92%); “Điều kiện tổ chức các hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm như: cơ sở vật chất, trường học, sân chơi, địa điểm học tập,...” (81,2%). Qua việc khảo sát trên, chúng tôi tổng hợp những thuận lợi và khó khăn như sau: