7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Xác định nội dung dạyhọc bài học và ngoại khóa để tổ chức hoạt động
a. Xá định nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài học môn Khoa học lớp 4
Việc xác định nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài học giúp GV xác định được các nội dung bài học có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Đưa ra các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Các bài học trong chương trình khoa học 4 rất phong phú và đa dạng, để lựa chọn những bài phù hợp, GV cần nắm vững mục đích dạy học về kiến thức, kĩ năng thái độ. Mục đích dạy học là cung cấp những kiến thức, rèn kĩ năng và hình thành thái độ cho HS trong từng bài học cụ thể. Từ việc xác định được mục tiêu bài dạy GV sẽ định hướng được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Không phải bất kì bài học nào cũng có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức cho
HS. Ở mỗi hoạt động học tập đều có đặc trưng riêng GV phải là người cân nhắc các hình thức, phương pháp sao cho HS có thể lĩnh hội tốt nhất các kiến thức khoa học.GV không nên cứng nhắc, áp đặt một phương pháp hay hình thức nào đó vào tất cả các bài, các khâu của quá trình dạy học mà phải linh hoạt, tùy theo từng bài học cụ thể. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu điểm nhưng cũng không phải là duy nhất, GV cần phối hợp khéo léo lồng ghép các phương pháp khác để kích thích sự hứng thú khám phá của HS. Sau đây là một số bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm để dạy học một cách có hiệu quả.
STT Tên bài Nội dung bài học Nội dung, hình thức tổ chức
hoạt động trải nghiệm
1. Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguông thức ăn khác nhau. Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
Tổ chức hoạt động trải nghiệm khai thác, huy động kinh nghiệm của HS:
Lựa chọn các loại thức ăn cho một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Kể những món ăn hằng ngày trong bữa ăn của gia đình em 2. Bóng tối Phía sau vật cản sáng có
bóng của vật đó
Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
Tổ chức hoạt động trải nghiệm khai thác, huy động kinh nghiệm của HS:
HS ra sân quan sát bóng tối được tạo ta bởi Mặt trời
3. Không khí có những tính chất gì?
Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể nén lại hoặc giãn ra
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong khi hình thành kiến thức mới: Tổ chức trò chơi: Ai khỏe hơn ( bơm bóng) giữa các nhóm 4. Trao đổi
chất ở thực vật
Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thu khí oxi và thải khí các- bô- níc
Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ ( nuôi cây) từ các chất vô cơ.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi: " Ai nhanh hơn":
5. Tại sao cần ăn phối hợp
Giải thích được lí do vì sao cần cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi: " Tiếp sức":
STT Tên bài Nội dung bài học Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
nhiều loại thức ăn?
Biết lựa chọn thức ăn và có chế độ ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe. 6. Sử dụng hợp lí các chất béo và muối.
Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi: " Tiếp sức": 7. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. Biết được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém. Có kĩ năng xử lí tình huống liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi: “ Tôi là ai? Tôi như thế nào ?’’
8. Động vật ăn gì để sống ?
Phần lớn thời gian động vật dành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn tạp, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi: “ Tôi là ai? Tôi như thế nào ?’’
9. Âm thanh Nhận biết được những âm thanh xung quanh
Biết và thực hiện các cách khác nhau để vật phát ra âm thanh
Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản để chứng minh mối quan hệ về rung động và sự phát ra âm thanh.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi : " Đoán vật":
10. Bóng tối Phía sau vật cản sáng có bóng của vật đó
Bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức trò chơi - Trò chơi : " Đoán vật":
b. Xá định nội dung hoạt động trải nghiệm ngoại khóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4
Việc xác định nội dung hoạt động trải nghiệm ngoại khóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4 giúp GV xác định được các nội dung bài học có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa. Đưa ra các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp để HS phát huy được năng lực của bản thân, tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới. Ở đó, các em còn được củng cố, nâng cao, phát triển những kiến thức về Khoa học đã học trong giờ học chính khóa; phát triển năng lực tự lập, sáng tạo phong phú của bản thân; giúp các em nhận ra những khả năng của chính mình. Sau đây là một số bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa để dạy học một cách có hiệu quả.
S
TT Chủ đề Nội dung ngoại khóa
Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
1. Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Hoạt động: HS tham gia hoạt động chiến dịch tại khuôn viên trường.
Kiến thức:
Một số việc nên và không nêm làm để bảo vệ bầu không khí trong lành
Có ý bảo vệ bảo vệ môi trường.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức Hoạt động chiến dịch: Học sinh tham gia chiến dịch “ Làm cho môi trường sạch hơn”. GV có thể tổ chức cho HS làm vệ sinh ở khuôn viên trường học.
2. Nước bị ô nhiễm
Hoạt động: Tham quan thực tế bãi biển Mỹ Khê.
Kiến thức:
Phân biệt được nước bị ô nhiễm và nước sạch.
Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong khi hình thành kiến thức mới :Tổ chức hoạt động cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ lọc nước.( hoặc tham quan thực tế, thực địa)
3. Bảo vệ nguồn nước
Hoạt động: Tham gia hội thi “ Bảo vệ môi trường nước” tại lớp.
Kiến thức:
Một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm hình thức Hội thi/ cuộc thi: Thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
S
TT Chủ đề Nội dung ngoại khóa
Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
4. Phòng bệnh béo phì
Hoạt đông: Tham gia đóng vai giải quyết tình huống. Kiến thức:
Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của bệnh. Có lối sống lành mạnh và thái độ đúng với người béo phì.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức sân khấu tương tác ( địa điểm lớp học, hội trường, sân chơi……)
5. Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Hoạt động: Tham gia đóng vai giải quyết tình huống Kiến thức:
Cơ thể con người cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo phát triển bình thường và phòng chống bệnh tật.
Trẻ em nếu không cung cấp đầy đủ chất sẽ mắc một số bệnh.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức sân khấu tương tác ( địa điểm lớp học, hội trường, sân chơi……)