Các nghiên cứu trƣớc có liên quan

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 30)

2.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Năm 1935 Haig là người đầu tiên nghiên cứu về chi phí tuân thủ thuế là “chi phí ẩn của thuế”, cố gắng đo lường chi phí tuân thủ thuế. Từ đó đến nay, đây là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu học thuật và của các chính phủ vì nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia.

Năm 1973 Sandford đã nêu lên vấn đề chi phí tuân thủ thuế này là “chi phí ẩn của thuế”, từ đó chi phí này được nghiên cứu mạnh mẽ. Hơn 100 nghiên cứu về chi phí tuân thủ hoặc chi phí hành chính được công bố từ nghiên cứu hiện đại đầu tiên của Haig (1935) tại Hoa Kỳ và hơn 60 nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 1980. Nghiên cứu hiện nay đã được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển; đã sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu có sẵn và bao trùm toàn bộ các loại thuế và vấn đề thuế.

Như nghiên cứu của Slemrod và Blumenthal (1996), Erard (1997), Slemrod và Venkatesh (2002) chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với chi phí tuân thủ thuế TNDN.

Một số nghiên cứu từ các quốc gia: Brazil (Bertolucci, 2002), Ân Độ (Chattopadhyay và Das-Gupta, 2002), OECD (Cordova-Novion và De-Young, 2001) và ủy ban Châu Âu (2004) nghiên cứu việc so sánh chi phí thuế giữa các quốc gia và các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:

+ Chi phí tuân thủ thuế liên quan đến các loại thuế khác nhau, đối tượng nghiên cứu được khảo sát là các doanh nghiệp, cũng có một số ít nghiên cứu là các cá nhân...

+ Các nghiên cứu chia mục tiêu nghiên cứu là các DN nhở, các DN lớn nhưng không phân chia các ngành nghề khác nhau.

+ Nghiên cứu tìm hiểu các chi phí phát sinh từ DN, xem xét đến chi phí thuê chuyên gia, tư vấn là một trong những chi phí quan trọng của chi phí tuân thủ thuế phát sinh khi người nộp thuế là DN và không phải DN.

Das-Gupta (2003) nghiên cứu về chi phí tuân thủ thuế thu nhập ở Ản Độ trong bài nghiên cứu “The Income Tax Compliance Costs of Corporation in India, 2000-2001 ” đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế ở Ản Độ bao gồm: Các thông tin cung cấp cho việc kê khai chi tiết; Lưu trữ sổ sách kế toán; Hoàn thành và nộp tờ khai thuê thu nhập; Hoàn thành và nộp tờ khai thuế khâu trừ; Hoàn thuế; Nghiên cứu và lên kế hoạch nộp thuế; Khóa đào tạo liên quan đến thuế cho nhân viên; Cung cấp các trợ giúp cho nhân viên.

Theo Evans (2003) mặc dù mục đích nghiên cứu khác nhau, thành phần của chi phí tuân thủ được phân tích khác nhau về những loại thuế khác nhau nhưng tất cả các công trình đều cho thấy rằng: Chi phí tuân thủ thuế có ý nghĩa thống kê, Chi phí tuân thủ thuế có tính hồi quy (theo từng loại thuế khác nhau, từng quy mô doanh nghiệp khác nhau, Chi phí tuân thủ thuế không phải lúc nào cũng giảm.

Cũng đáng nói đến là nghiên cứu của KPMG (2006) về gánh nặng hành chính của Vương quốc Anh. Bằng cách áp dụng phương pháp Mô hình chi phí

chuẩn (SCM, 2005), nó đã được chứng minh rằng gánh nặng hành chính theo quy định thuế của Anh lên đến 5.1 tỷ bảng Anh. Trong số tiền này, khoảng 12% được quy cho thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tính chất hồi quy của các chi phí tuân thủ thuế.

Các nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế khác như Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã phát triển các mô hình khác nhau để ước tính và dự báo chi phí tuân thủ áp đặt bởi hệ thống thuế đối với NNT (Contos, Guyton, Langetieg, & Nelson, 2009; Contos, Guyton, Langetieg, Lerman , & Nelson, 2012; Guyton, O'Hare, Stavrianos, & Toder, 2003). Các kết quả được công bố hàng năm và ước tính chi phí tuân thù thuế thu nhập trung bình cho mỗi NNT là từ $ 3.100 đến $ 68.900, tùy thuộc vào hình thức pháp lý và quy mô của công ty được kháo sát.

Trong bài nghiên cứu của tác giả Nakiwala (2010) đã cho thấy mối quan hệ giữa năng lực thuế với tính tuân thủ thuế, chi phí tuân thủ với tính tuân thủ thuế và hành vi, năng lực thuế của DN với chi phí tuân thủ ở các DN vừa và nhỏ. Cụ thể, nếu DN có năng lực thuế tốt, hiểu rõ về quy định, chính sách thuế, họ sẽ tuân thủ thuế tốt hơn; khi năng lực thuế của DN tốt sẽ giúp tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế của họ và khi DN có chi phí tuân thủ thuế thấp, họ mới có xu hướng tuân thù thuế tốt hơn là khi họ có chi phí tuân thủ cao. Tuy nhiên, với hạn chế về phạm vi khảo sát chỉ là các DN vừa và nhỏ vì vậy mà bài nghiên cứu chưa có tính tổng quát và tổng thể cao mà cần nghiên cứu thêm ở các DN với quy mô khác nhau.

Trong nghiên cứu của Eichfelder và Kegels (2012) đã chỉ ra rằng chi phí tuân thủ của NNT tư nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi pháp luật thuế, quy định, chính sách thuế mà còn bị ảnh hưởng thông qua việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Tuy nhiên, các quy định thuế có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến chi phí tuân thủ của DN và quản lý thuế cũng ảnh hưởng làm tăng chi phí tuân thủ thuế của DN. Trong đó, nếu quản lý thuế không tốt đã làm tăng gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của DN lên khoảng 25%.

Trong một nghiên cứu ở Nam Phi, Smulders (2013) thấy rằng hình thức pháp lý của DN, doanh thu cũng như trình độ học vấn và kiến thức kế toán của người

chịu trách nhiệm về thủ tục tuân thủ thuế, là yếu tố quyết định đáng kể chi phí tuân thủ thuế thu nhập nội bộ.

Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng xác nhận tầm quan trọng của chi phí tuân thủ thuế cả về quy mô và tính chất hồi quy của chúng. Evans et al. (2014), trong một nghiên cứu so sánh được tiến hành ở bốn quốc gia, thấy rằng chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục cao và hồi quy ở úc, Canada, Nam Phi và Vương quốc Anh. Họ tiếp tục nghiên cứu các lợi ích quản lý của việc tuân thủ thuế cũng như hiệu quả của các chế độ đãi ngộ kinh doanh nhỏ khác nhau đối với mục tiêu giảm gánh nặng hành chính.

Lignier, Evans và TranNam (2014) đã kết luận rằng quy mô doanh nghiệp và số loại thuế mà công ty phải báo cáo dường như là yếu tố quyết định đáng kể chi phí tuân thủ. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hình thức pháp lý của công ty và chi phí tuân thủ thuế của công ty. Cuối cùng, Evans và cộng sự (2016) trong một nghiên cứu tập trung hoàn toàn vào các tập đoàn lớn ở Úc, kết luận rằng quy mô và số lượng thực thể trong tồng doanh nghiệp là những dự báo mạnh mẽ về chi phí tuân thù thuế. Phù hợp với nghiên cứu trước đây, họ cũng xác nhận rằng mặc dù chi phí tuân thủ thuế tăng lên khi quy mô của công ty tăng lên. Hơn nữa, họ đã xác nhận mối liên hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa chi phí tuân thủ thuế và số thuế mà công ty phải chịu. Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy cách thức công ty được phân loại dựa trên khả năng không tuân thù và hậu quả cùa sự không tuân thủ là yếu tố quyết định chi phí tuân thủ thuế của nó.

Nghiên cứu thực nghiệm “Chi phí tuân thủ thuế TNDN và những nhân tố ảnh hưởng: Bằng chứng tại Hy Lạp” của loannis Stamatopoulos, Stamatina Hadjidema và Konstantinos Eleftherious (12.2016) đã nghiên cứu, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN tại Hy Lạp. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra 9 giả thuyết từ HI đến H9 định lượng của các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của các DN tại Hy Lạp với dữ liệu được khảo sát trong năm 2013 và chỉ ra rằng chi phí tuân thủ thuế TNDN sẽ khác nhau với đặc điểm riêng biệt của các DN khác nhau. Tác giả đưa ra giả thuyết HI:

- Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ đến quy mô DN, H2 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ ngược chiều với tính tuân thủ luật thuế TNDN của DN, H3

- Chi phí tuân thù thuế TNDN có quan hệ ngược chiều với số lượng nhân viên, H4 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ thuận chiều với sự mở rộng hoạt động của DN, H5 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ với lình vực mà DN hoạt động, H6 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ với vị trí mà DN hoạt động, H7 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ với loại hình hoạt động của DN, H8 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ thuận chiều với hoạt động xuất khẩu của DN, H9 - Chi phí tuân thủ thuế TNDN có quan hệ ngược chiều với việc sử dụng phần mềm kê khai thuế TNDN. Bài nghiên cứu được công bố vào cuối năm 2016 với việc tổng kết cơ sở lý thuyết về chi phí tuân thủ thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng của các bài nghiên cứu trước đây và xây dựng mô hình với các giả thuyết đưa ra để định lượng hóa, xem xét ý nghĩa thống kê của các nhân tố đến biến phụ thuộc là chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tuân thủ theo quy định thuế tại quốc gia Hy Lạp. Trong đó, giả thuyết HI, H2, H3, H5, H6, H7, H8 được kiểm định phù hợp với giả thuyết đã đưa ra, tuy nhiên giả thuyết H4 và H9 lại không được xem xét phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ tiến hành nghiên cứu ở quốc gia Hy Lạp với quy định thuế đặc thù của quốc gia này nên chưa có tính tổng quát cao và chỉ dừng lại nghiên cứu ở một sắc thuế là thuế TNDN nên cần mở rộng ở các sắc thuế khác như thuế GTGT. Nhận diện được các hạn chế trên, bài nghiên cứu cũng đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Cuối cùng, Evans, Lignier và TranNam (2016) nhận thấy rằng các tập đoàn lớn ở Úc phải đối mặt với chi phí tuân thủ thuế rất lớn.

2.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng của tác giả La Xuân Đào (2009) được xem là một trong số người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về chi phí tuân thủ thuế trong đề tài “Phân tích tác động của chi phí tuân

thủ thuế cùa các doanh nghiệp ở đông bằng sông Cửu Long” đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các đối tượng này, gồm có: Sự phức tạp trong thực hiện các luật, quy định về thuế; Sự thay đổi thường xuyên của các luật, quy định thuế; Thời gian tiếp nhận, hiểu luật thuế mới; Thiếu nhân viên có đủ trình độ, năng lực hiểu biết về thuế;

Bài nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân “Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP. Hồ Chí Minh” năm 2012, cho thấy tuân thủ thuế chịu sự tác động của 7 nhóm nhân tố bao gồm nhận thức của NNT về tính công bằng, các nhân tố về thể chế, hình phạt, tình trạng tài chính cùa NNT, kiểm tra thuế, nhận thức về chi tiêu chính phủ và thuế suất. Tuy nhiên, qua các bước kiểm định của tác giả cho thấy 2 thành phần là tình trạng tài chính của NNT và thuế suất không có ý nghĩa thống kê, còn 5 thành phần còn lại đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với mô hình tác động đến tuân thủ thuế của NNT. Từ đó, bài nghiên cứu giúp cơ quan thuế (NHA TRANG) hiểu về các nhân tố tác động để có những biện pháp phù hợp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp.

Bài nghiên cứu của Thạc sĩ Đinh Thị Hương Lý “Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2013 là nghiên cứu định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của công tác quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế. Đề tài nhằm xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê của nhân tố quản lý thuế và quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế, định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của NNT. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thuế, nhằm đề cao sự tuân thù tự nguyện cùa NNT, tối ưu hóa chi phí tuân thủ của NNT nói riêng và của toàn ngành thuế nói chung. Phương pháp thực hiện nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn sơ bộ, dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả xây dựng bộ thang đo định lượng về chi phí tuân thủ thuế của NNT và thang đo Likert đánh giá quản lý thuế và quy định thuế đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia và một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để

hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Với giai đoạn nghiên cứu chính thức, thông qua kỳ thuật thu thập thông tin bằng bảng khảo sát thông qua phân tích hồi quy tuyến tính được ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiếu thông thường (OLS).

Bài nghiên cứu của Thạc Sĩ Đặng Thị Bạch Vân “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế” năm 2014, tác giả đã tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, cụ thể bài nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của NNT bao gồm nhóm các yếu tố mang tính chất kinh tế và nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý - xã hội. Trong đó, nhóm mang tính chất kinh tế nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế gồm mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt, trong đó biến số mức thu nhập thực tế và thuế suất chưa được kết luận rõ ràng. Trong khi đó, nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý - xã hội thường là các yếu tố nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của NNT theo hướng tăng cường tuân thủ tự nguyện gồm nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế.

Tạp chí khoa học của tác giả ThS Đinh Thị Ngọc Mai “Một số vấn đề lý luận về tuân thủ thuế” năm 2016, đã đưa ra một số vấn đề quan trọng về tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế và nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Cụ thể, về tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế, tác giả đã đưa ra các tiêu thức đánh giá chủ yếu theo quy định pháp luật thuế như mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, mức độ tuân thủ về khai thuế và mức độ tuân thủ trong nộp thuế, về nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, tác giả đã chỉ ra các nhóm yếu tố như nhóm yếu tố về tình hình kinh tế, xã hội, nhóm yếu tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng, nhóm nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT và cuối cùng là nhóm nhân tố khác. Từ đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT.

Những nghiên cứu trên đã cung cấp những gợi ý quan trọng và cấp thiết để tác giả nhận thấy đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam với dữ liệu khảo sát được dự kiến trong năm 2020 của các doanh nghiệp đang

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)