Từ những kết quả nghiên cứu được phân tích ở bài nghiên cứu này, giúp Chi cục Thuế ở TP Nha Trang có cái nhìn tổng quát về tình hình của các DN đang hoạt động trên TP, nắm được đánh giá trực tiếp của các DN về quy định thuế, quản lý thuế đang áp dụng hiện nay. Từ đó mà cơ quan thuế có thể tham khảo nhằm đưa ra và thực hiện những biện pháp phù hợp để từng bước cải thiện tình hình của các DN.
Dựa trên những yếu tố về quy định thuế, quản lý thuế thực sự ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế nói chung và cụ thể là thuế TNDN nói riêng, mà bài nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với cơ quan thuế như sau:
* Liên quan đến Quản lý thuế của cơ quan thuế:
Đây được xem là nhóm nhân tố phản ánh khả năng, trình độ tổ chức quản lý của cơ quan thuế. Ban lãnh đạo Chi cục thuế cần đặc biệt quan tâm đến quy chế phối hợp đối với các ban ngành chức năng liên quan nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức. Bên cạnh đó công chức khi được phân công nhiệm vụ chống thất thu thuế cần tham mưu cho ban lãnh đạo kịp thời những vụ việc cần phối hợp giữa các ban ngành chức năng liên quan để được chỉ đạo phối hợp kịp thời, đúng thời gian nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chống thất thu thuế nói riêng và thuế TNDN nói chung trên địa bàn thành phố. Đồng thời có chế tài xử lý đối với những trường hợp sai phạm.
Tổ chức bộ máy hệ thống quản lý thu thuế nên tổ chức hợp lý, có trình độ khả năng quản lý tốt sẽ đảm bảo duy trì tính thực thi của luật pháp đề ra, đảm bảo sự công bằng trong giải quyết các vấn đề khi làm việc với DN.
Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ tục về thuế cũng nên được tinh gọn, ổn định, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các DN thực hiện theo quy định ở mức thuận lợi tối đa và từ đó giảm chi phí tuân thủ cho DN, NNT, giảm sự phiền hà cho DN. Cụ thể, tiếp tục tăng cường áp dụng một cách triệt để và tối ưu
việc điện tử hóa các thủ tục hành chính thuế. Quy trình thực hiện các thủ tục hiện nay đã được đơn giản hóa rất nhiều, nhưng cần đơn giản hơn nữa.
Cần tăng cường hỗ trợ người nộp thuế đối với các TTHC thuế trên internet bằng việc xây dựng các nội dung hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn để giúp DN tiếp cận ngay và thực hiện dễ dàng. Các hình thức tuyên truyền phải thật sự phong phú, sinh động, thích hợp với từng loại đối tượng: phát thanh, truyền hình, tiểu phẩm, trực tiếp đối thoại, trao đổi giải đáp thắc mắc cho người nộp thuế, định kỳ tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề để đánh giá và rút kinh nghiệm. Mọi người đều phải hiểu được mục đích, ý nghĩa, nghĩa vụ của DN. Từ đó người nộp thuế có ý thức tự giác kê khai, nộp thuế theo đúng quy định, hạn chế được sự thất thu ngân sách nhà nước. Rộng hơn, cơ quan thuế cần ưu tiên các hoạt động phổ biến chính sách rộng rãi đến DN, tăng cường các buổi tập huấn, đào tạo khi có quy định mới ra đời.
Công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế cần được hiện đại hóa, nâng cao trách nhiệm của công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra tránh gây phiền hà cho NNT cần thiết phải thay đổi bổ sung, sửa đổi các quy định không còn phù hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra. Cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra rõ ràng, minh bạch trên cơ sở phân tích, đánh giá DN có rủi ro như đã đề cập trong phần trên, hạn chế thanh tra, kiểm tra tràn lan, không có trọng điểm. Bên cạnh đó, cần giám sát kết quả thanh tra, kiểm tra một cách nghiêm ngặt kết hợp với mở rộng kênh phản hồi, khiếu nại kết quả thanh tra của DN với cấp trên có thẩm quyền.
Trong quá trình làm việc các công chức phải đi sâu nghiên cứu kỹ hệ thống chính sách thuế TNDN, áp dụng đúng, đầy đủ trong quá trình chống thất thu thuế TNDN nhằm tối đa hiệu quả công tác chống thất thu thuế. Chú trọng tới công tác tổ chức cán bộ. Để công tác này có hiệu quả thì cần phải: đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức kể cả về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng kiểm tra và tâm huyết, yêu nghề… qua đó có thể phát huy cao nhất hiệu quả công tác thu thuế. Bố trí công chức thuế một cách hợp lý, đúng người, đúng việc và cần có sự khen thưởng kịp thời. Ở đây cho thấy yếu tố con người về năng lực, chuyên môn và đạo đức của cán bộ thuế là yếu tố quan trọng trong việc giảm gánh nặng về chi phí cho DN đặc biệt là chi phí
thời gian.
Hiện nay, cơ quan thuế cũng đã có sự ứng dụng rất lớn về công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế. Vì vậy, điều này nên được phát huy và có sự chú trọng đầu tư hơn nữa để giúp DN dễ dàng tiếp cận và cũng như tiết kiệm chi phí tiền bạc, chi phí đi lại mà hơn thế nữa là tăng mức độ hài lòng của NNT. Đi đôi với cung cấp thông tin, kiến thức đầy đủ cho doanh nghiệp, cơ quan thuế cần đặc biệt chú trọng đến tính công bằng giữa những doanh nghiệp nộp thuế để họ không nhận thấy sự thiên vị với doanh nghiệp nộp thuế khác. Điều này không chỉ đòi hỏi chính sách thuế công minh mà còn phải thiết lập cơ chế giám sát thuế, quản lý thuế chặt chẽ và kinh tế, đồng thời phải thiết lập cơ chế giám sát để cán bộ thuế không có cơ hội thiên vị trong nhiệm vụ được giao.
* Liên quan đến Chính sách, Quy định thuế của cơ quan thuế:
Đây đuợc xem là yếu tố quan trọng nhất có tác động, ảnh huởng đến chi phí tuân thủ thuế của DN vì nó có ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Hệ thống pháp luật nói chung và chính sách, quy định thuế nói riêng cần đuợc xây dựng một cách rõ ràng, minh bạch, nhất quán, có các thông tu, văn bản kèm theo huớng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi áp dụng, tránh gây phiền hà, thiếu chặt chẽ gây sụ hiểu lầm giữa cách hiểu của DN và chính sách từ đó có thể giúp DN vừa tiết kiệm đuợc chi phí tuân thủ của mình mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ đầy đủ và có cơ hội phát trien. Neu chính sách thuế đảm bảo được sự công bằng, minh bạch không chỉ góp phần giảm chi phí tuân thủ cho DN mà còn giúp DN tăng tính tự nguyện, giảm hành vi trốn thuế, tránh thuế.
Cơ quan thuế nên có sự phân loại doanh nghiệp để áp dụng các hình thức tuyên truyền hồ trợ một cách thích hợp với từng đối tuợng NNT, công khai các thủ tục hành chính thuế thông qua các bảng tin trên website của cơ quan thuế. Xây dựng và triển khai các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính, cập nhật chính sách thuế, quy định thuế thông qua các kênh điện tử nhằm giúp NNT dễ dàng làm quen, tiếp cận với các hình thức hỗ trợ của cơ quan thuế một cách kịp thời, nhanh
chóng, tránh những sai sót không mong muốn xảy ra.
Thêm vào đó, các quy định hóa cần đuợc thay đổi để phù hợp với DN nhưng với tần suất thay đổi phù hợp trong từng giai đoạn, có lộ trình thay đổi thích hợp để DN có thời gian tìm hiểu, thích ứng cũng như đưa lên những đóng góp, ý kiến thiết thực với hoạt động thực tiễn của DN. Để từ đó, khi quy định chính thức được ban hành, đưa vào hiệu lực thi hành thì DN đã có những nhận thức, thời gian thích nghi vừa đủ, từ đó thực hiện và tuân thủ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và nâng cao ý thức tự nguyện từ phía DN.
Vì khi những quy định thuế được ban hành đã được các DN, NNT nắm bắt một cách đầy đủ, rõ ràng thì những quy định này sẽ được tuân thủ một cách tốt nhất, tránh những hiểu lầm, chưa đầy đủ, từ đó phải có những bổ sung, điều chỉnh gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kê khai, nộp thuế của DN và những phiền hà về sau. Khi sự thay đổi là phù hợp sẽ giúp DN chủ động lập kế hoạch thuế hiệu quả và tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế của mình.