2.5.1. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết về thuế và thuế TNDN nói chung, chi phí tuân thủ thuế nói riêng và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan trước đây cũng như đặc thù trong cơ chế quản lý thuế, đồng thời mô hình nghiên cứu đề xuất kế thừa có chọn lọc từ kết quả nghiên cứu của Nakiwala (2010), Eichfelder và Kegels (2012) gồm 3 nhân tố: (1) năng lực thuế; (2) Quy định thuế và (3) Quản lý thuế ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp địa bàn thành phố Nha Trang (xem Hình 2.1).
Hình 2. 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Ngoài ra, như đã chỉ ra ở trên thì các đặc điểm riêng của doanh nghiệp như quy mô, loại hình, thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động có nhiều khả năng tạo ra sự khác biệt đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nên cũng sẽ được tác giả đưa vào xem xét.
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu 2.5.2.1. Năng lực thuế 2.5.2.1. Năng lực thuế
Năng lực thuế của DN là những khả năng, kỹ năng trong hoạt động thường xuyên của quá trình kinh doanh của DN có được để thực hiện, tuân thủ và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế TNDN nhằm tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế TNDN mà vẫn đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định hiện hành. Đây được xem là cầu nối của cơ quan thuế thông việc quản lý thuế (Nakiwala, 2010).
Điều quan trọng là xác định được các kỹ năng chính cần thiết cho doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Nhân viên có năng lực sẽ giúp DN tránh khủng hoảng trong tổ chức đối với các vấn đề trước khi xảy ra (Homer, 2001).
Người nộp thuế nếu không có kiến thức cơ bản về thuế, các khoản chi phí được trừ và cũng như không có kinh nghiệm về việc tính toán số thuế phải nộp thì DN đó phải gánh chịu chi phí cao hơn so với các DN có kiến thức về thuế. Và, những người nộp thuế như vậy phải thuê các chuyên gia thuế để giúp họ tuân thủ (Chen Loo và Keng Ho, 2005). Và họ cũng nhận định rằng nếu năng thuế của DN càng cao thì chi phí thuế TNDN của DN sẽ càng được hiệu quả, hồ trợ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, cho thấy Năng lực thuế của DN được thể hiện qua các yếu tố sau: + Việc hiểu và nắm rõ các quy định, nguyên tắc tính thuế TNDN: Khi NNT hiểu rõ và nắm rõ những quy định, chính sách, nguyên tắc tính thuế sẽ giúp DN có phương pháp kê khai phù hợp với quy định và thời gian chuẩn bị cũng như hoàn thành hồ sơ khai thuế đảm bảo đúng thời hạn theo quy định và những điều chỉnh phù hợp theo quy định thuế. Từ đó thể hiện rõ ở việc giảm chi phí tuân thủ.
+ Kỹ năng lập kế hoạch thuế TNDN: Đây được xem là kỹ năng quan trọng của DN cũng như NNT, vì khi có kỹ năng lập kế hoạch cho DN mình giúp DN có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát dòng tiền kinh doanh và dòng tiền thuế một cách hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu và mục đích mà DN đã đề ra.
+ Cách xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thuế TNDN: Khi NNT có sự linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề nếu có phát sinh sẽ giúp DN chủ động hơn
trong cách xử lý, tránh sự bị động dẫn đến những sai sót và phát sinh thêm chi phí không cần thiết.
+ Việc giám sát và đào tạo các nhân viên cấp dưới liên quan trực tiếp đến các vấn đề về thuế TNDN: việc này thể hiện ở nhân viên cấp trên, lãnh đạo của DN, nếu có sự giám sát cũng như đào tạo, cập nhật thường xuyên cho nhân viên cấp dưới thì sẽ đảm bảo việc tuân thủ thuế, kê khai và hoàn thành nghĩa vụ thuế sẽ được nhanh chóng, chuẩn xác, tránh những sai sót hay gian lận có thể xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát.
+ Việc tham gia cập nhật kiến thức thuế TNDN: đây được xem là yếu tố quan trọng để đảm bảo việc tuân thủ thuế của DN cũng như đến chi phí tuân thủ thuế. Vì khi DN, người trực tiếp thực hiện việc tuân thủ thuế có kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt về thuế thì sẽ có những cách xử lý, giải quyết phù hợp theo quy định của thuế, chính sách thuế và vẫn đáp ứng theo yêu cầu quản lý của DN.
+ Khả năng nắm bắt hoạt động kinh doanh thường xuyên của DN trong việc thực hiện tuân thủ thuế TNDN: việc nắm bắt hoạt động kinh doanh thường xuyên là việc DN kiếm soát được hoạt động kinh doanh hàng ngày, nắm rõ những rủi ro nào có thể xảy ra, những gian lận nào có thể mắc phải. Từ đó mà có thể đưa ra các quy trình thực hiện tuân thủ nội bộ phù hợp, kiểm soát được chất lượng tuân thủ của DN. Hoặc nếu có vấn đề, rủi ro xảy ra thì sẽ đưa ra được hướng giải quyết ngay lập tức, khắc phục sai sót nhằm tiết kiệm chi phí sau này nếu bị thanh tra, kiểm tra.
Từ đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H1 như sau: Năng lực thuế có tác động cùng chiều đến chi phí tuân thủ thuế TNDN, tức là NNT cho rằng nếu DN có năng lực thuế tốt thì việc đánh giá phải gánh chịu chi phí tuân thủ thấp là đúng.
2.5.2.2. Quản lý thuế
Quản lý thuế được xem là cầu nối giữa quy định Luật thuế và doanh nghiệp, đưa những quy định pháp luật đến với doanh nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ thuế, góp phần vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn phương pháp, công tác thuế phù hợp cho nền kinh tể đất nước nhằm thực hiện tối un hóa việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN.
Vì quản lý thuế không chỉ ảnh hưởng đến việc tuân thủ của NNT mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến gánh nặng chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế cùa NNT (Gale và Holtzblatt, 2002), do đó mà phương pháp quản lý thuế theo “định hướng NNT” có thể góp phần giảm chi phí vận hành tổng thể của hệ thống thuế, có nghĩa là vừa giảm chi phí hành chính thuế do Ngân sách Nhà nước chi trả, vừa giảm chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế do NNT gánh chịu.
Vì vậy, để giảm thiểu gánh nặng của thuế đối với NNT, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ pháp luật về thuế, tự nguyện tuân thủ thuế ở mức cao cần có nỗ lực chung của cơ quan thuế và các cơ quan khác có chức năng, thẩm quyền của Chính phủ (Shukla và cộng sự, 2011).
Để giảm bớt gánh nặng của hệ thống thuế đối với NNT, tạo điều kiện thuận lợi nhất để NNT tuân thủ pháp luật về thuế, khuyến khích tuân thủ thuế tự nguyện cần có sự nỗ lực chung của cơ quan quản lý thuế và các cơ quan khác của chính phủ (Shukla và cộng sự, 2011).
Trong nghiên cứu của Eichfelder và Kegels (2012), tác giả đã điều tra bằng việc điều tra của chính phủ đối với NNT tại Bỉ đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng chi phí tuân thủ thuế TNDN còn bị tác động thông qua việc quản lý thuế của cơ quan thuế.
Tống hợp qua các bài nghiên cứu trước, cho thấy nhân tố Quản lý thuế có tác động tới chi phí tuân thủ thuế TNDN thể hiện rõ qua các yếu tố sau:
+ Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế TNDN của cơ quan thuế: Các quy định thuế phải được cơ quan thuế tuyên truyền một cách hiệu quả tới DN, NNT. Tuyên truyền hỗ trợ là yếu tố tác động rất lớn đến hành vi tâm lý xã hội của DN, nâng cao đạo đức, kiến thức thuế cho DN, từ đó tăng cường sự tuân thủ của DN. Các dịch vụ hỗ trợ thuế phù hợp và kịp thời sẽ giúp DN giảm gánh nặng tuân thủ và chi phí tuân thủ cho DN.
+ Các hình thức hỗ trợ của cơ quan thuế liên quan đến thuế TNDN: Các hình thức hỗ trợ của cơ quan thuế càng đa dạng và hướng tới NNT càng nhiều thì giúp
cho NNT càng có sự tiếp cận đầy đủ về thông tin thuế, quy định và chính sách thuế, từ đó tuân thủ thuế tốt hơn và tối ưu hóa chi phí tuân thủ.
+ Tính rõ ràng, chính xác trong các câu trả lời tư vấn về thuế TNDN của cơ quan thuế: Đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải, hướng dẫn các thông tin thuế tới NNT. Trình độ cán bộ thuế càng cao sẽ giúp DN càng nắm rõ quy định và thực hiện tốt hơn.
+ Tính đúng thời hạn trong việc đưa ra các câu trả lời, biên bản liên quan đến thuế TNDN: Khi việc đưa ra các câu trả lời, biên bản đúng hạn sẽ giúp cho DN có tâm lý thoải mái, có thời gian để chuẩn bị cho các bước tiếp theo cũng như có được câu trá lời để hoàn thiện công tác thuế cho DN của mình. Neu có sự chậm trễ, sẽ làm cho DN mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc để giải quyết hồ sơ thuế của mình làm cho chi phí mà DN phải bỏ ra là lớn.
+ Tính nhất quán, không mâu thuẫn trong các câu trả lời, giải đáp của cán bộ/ cơ quan thuế liên quan đến thuế TNDN: Các quy định thuế là thường xuyên thay đổi trong khi có một số cán bộ thuế chưa có sự cập nhật kịp thời dẫn tới sự thiếu nhất quán khi giải đáp cho NNT, làm tâm lý NNT hoang mang và phải mất thêm chi phí để tìm hiểu thêm và đưa ra cách xử lý phù hợp. Do đó, mà ngành thuế cần phải chuẩn hóa các thủ tục trên toàn quốc để tránh vận dụng khác nhau giữa các cơ quan thuế ở các địa bàn khác nhau (ITD, 2007).
+ Tính hợp lý, rõ ràng trong yêu cầu DN cung cấp dữ liệu phục vụ thanh tra thuế TNDN của cơ quan thuế: Khi có quyết định thanh tra, kiểm tra từ cơ quan thuế, việc yêu cầu DN cung cấp dữ liệu từ cơ quan thuế cũng rất quan trọng. Nếu nhận được yêu cầu rõ ràng, đầy đủ sẽ giúp DN tiết kiệm được thời gian để cung cấp, tránh các trường hợp phải làm việc nhiều lần để cung cấp đúng theo yêu cầu.
+ Tính chuẩn xác, công khai của cơ quan thuế liên quan đến việc xử lý vi phạm thuế TNDN: Tính công bằng về hệ thống thuế được NNT rất quan tâm (Rawlings, 2003). Chính vì vậy, mà NNT luôn yêu cầu cơ quan thuế phải có những quyết định xử lý chuẩn xác, công khai mình bạch để thúc đẩy NNT tuân thủ thuế một cách tự nguyện và giảm thiếu chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế.
Từ đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H2 như sau: Quản lý thuế có tác động cùng chiều đến chi phí tuân thủ thuế TNDN, tức là nếu NNT cho rằng công tác quản lý thuế gây phiền hà thì gánh nặng cho NNT là cao.
2.5.2.3. Quy định thuế
Quy định thuế là những hệ thống quy định được ban hành bởi cơ quan thuế, yêu cầu cho các đối tượng nộp thuế áp dụng, thực thi (Evan, 2003).
Trong nghiên cứu của Eichfelder và Kegels (2012), tác giả này cho rằng chi phí tuân thủ thuế bị tác động mạnh bởi quy định, pháp luật thuế của cơ quan thuế bằng việc điều tra của chính phủ đối với NNT tại Bỉ.
Trong đó, Quy định thuế được thể hiện qua các yếu tố sau:
+ Tính phức tạp, khó hiểu của hệ thống quy định thuế TNDN: Luật thuế yêu cầu phải bao quát hết các tình huống kinh doanh của NNT, tuy nhiên càng chi tiết thì luật thuế lại càng phức tạp khi đó lại tác động tiêu cực đến việc tuân thủ và ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ (McKerchar, 2003). Ngược lại, nếu luật thuế quá đơn giản thì sê không bao quát đến các tình huống từ đó tạo ra các kẽ hở, dẫn tới những gian lận xảy ra. Sự phức tạp của thuế được đo lường thông qua chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế (Pope, 1993).
+ Khi mà quá nhiều mục tiêu của chính sách kinh tế, xã hội được yêu cầu đưa vào pháp luật về thuế thì mức độ phức tạp càng gia tăng và tính minh bạch sẽ phải giảm đi.
Hệ thống thuế cần phải công bằng, đòi hỏi phải xác định một cơ sở thuế toàn diện và xử lý các trường hợp ngoại lệ (Long và Swingen, 1988; Shukla và cộng sự, 2011). Thuế càng công bằng thì sự phức tạp càng tăng và gánh nặng tuân thủ cũng sẽ gia tăng.
+ Tính rõ ràng, nhất quán của hệ thống quy định thuế TNDN: điều này được xem là thách thức lớn đối với cơ quan thuế khi phải xử lý một cách nhất quán các trường hợp cụ the cùa NNT (OECD, 2011). Thực tế cho thấy, ở các quốc gia vẫn luôn tồn tại sự thiếu thống nhất trong quy định của luật cũng như tính chưa rõ ràng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
+ Việc cụ thể hóa về thành phần biếu mẫu, thời hạn khai nộp thuế TNDN đối với DN: Khi các thành phần biểu mẫu được cụ thể hóa cụ thể, giúp cho NNT giảm thiểu chi phí thời gian, tiền bạc và cả chi phí tâm lý để hoàn thiện các hồ sơ ... theo quy định của luật thuế.
+ Tần suất thay đổi của chính sách, các quy định thuế tác động đến việc tuân thủ thuế TNDN của DN: Thay đổi đáng kể và thường xuyên trong quy định thuế gây ra nhiều vấn đề cho DN (Board of Taxation, 2007). Có thể quy định thay đổi theo chiều hướng tích cực, giảm gánh nặng về nghĩa vụ thuế nhưng NNT vẫn phải đối mặt với những chi phí đối với hành vi tuân thủ tăng cao trong ngắn hạn.
Thay đổi hệ thống thuế có thể làm tăng chi phí đối với hành vi tuân thủ thuế của cả NNT và đại lý thuế. Tuy nhiên, sự thay đổi này là tất yếu trong quá trình thực thi, áp dụng và cải cách các quy định. Sự thay đổi này là yếu tố làm tăng chi phí tuân thủ của các DN, NNT. Tuy nhiên, nó sẽ phải thay đổi khi hướng tới sự thay đổi tích cực, hiệu quả hơn. Do đó, chính quyền phải nâng cao mức độ ổn định và giảm tần suất thay đồi về quy định thuế (OECD, 2008).
+ Thời gian áp dụng chính thức đối với những quy định thuế thay đổi từ lúc ban hành: Thời gian này được xem là khoảng thời gian giúp cho DN hiểu và nắm bắt những sự thay đổi về quy định mới so với quy định cũ, đe giúp DN đưa ra các thắc mắc và tìm kiếm sự giải thích trước khi áp dụng chính thức.
+ Việc tham khảo ý kiến của DN trước khi ban hành, thay đổi các quy định thuế TNDN: Việc tham khảo này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo cơ hội cho NNT được góp ý về những sự thay đối này trong chính sách và quy trình quản lý (OECD, 2001). Vì vậy, một cơ quan thuế được đánh giá tốt thể hiện ở việc không chỉ tham khảo ý kiến DN trước khi ban hành quy định mới mà còn tham khảo khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong quy định hiện hành (OECD, 2008).
Từ đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H3 như sau: Quy định thuế có tác động cùng chiều đến chi phí tuân thủ thuế TNDN, tức là nếu NNT cho rằng các chính sách, quy định thuế là phức tạp, không rõ ràng thì gánh nặng cho NNT là cao.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 chủ yếu trình bày những đặc điểm chung nhất về thuế và chi phí tuân thủ thuế, khái niệm cụ thể về chi phí tuân thủ thuế, nêu ra các nhân tố, đặc điểm của chi phí tuân thủ này cũng như xác định chi phí theo đặc điểm cùa các loại hình DN để từ đó phân tích rõ hơn về chi phí tuân thủ thuế TNDN. Và nội dung chính của Chương 2 là cơ sở lý thuyết nền mà tác giả vận dụng để phân tích kĩ hơn về chi phí tuân thủ thuế là định nghĩa về chi phí tuân thủ thuế của các tác giả đã từng nghiên cứu đã nêu ra khái niệm chi phí tuân thủ thuế và mối quan hệ giữa năng